Tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Data modeling là gì có thể thấy mô hình hóa dữ liệu là một quy trình phức hợp, bao gồm nhiều thành phần chính khác nhau. Điều này giúp đảm bảo việc tổ chức và quản lý dữ liệu được diễn ra hiệu quả nhất. Các thành phần cơ bản của data modeling bao gồm:
Thực thể - Entity
Thực thể là các đối tượng, khái niệm hoặc thực thể thực tế mà hệ thống cần tổ chức, quản lý. Mỗi thực thể đại diện cho một đối tượng cụ thể và duy nhất trong cơ sở dữ liệu, được sử dụng để lưu trữ thông tin. Các thực thể thường có thuộc tính riêng (Attribute) và mối quan hệ với các thực thể khác (Relationship).
Ví dụ: Trong một hệ thống quản lý thư viện, các thực thể có thể bao gồm Sách, Độc giả, và Nhân viên quản lý.
Mô hình hóa dữ liệu là một quy trình phức hợp với nhiều thành phần khác nhau
Thuộc tính - Attribute
Thuộc tính (Attribute) mô tả đặc điểm hoặc thông tin cụ thể của một thực thể (entity). Đây là các yếu tố giúp phân loại và xác định chi tiết của thực thể, đồng thời hỗ trợ quản lý và truy vấn dữ liệu khi cần. Các thuộc tính thường đóng vai trò làm khóa chính (Primary Key) hoặc khóa ngoại (Foreign Key) trong cơ sở dữ liệu (database).
Ví dụ: Thực thể Sách có thể bao gồm các thuộc tính như Tên sách, Tác giả, Năm xuất bản. Trong khi đó, thực thể Độc giả có các thuộc tính như Họ tên, Địa chỉ, Số thẻ thư viện.
Mối quan hệ - Relationship
Mối quan hệ (relationship) biểu thị cách các thực thể (entity) tương tác hoặc liên kết với nhau. Điều này giúp xác định cấu trúc logic giữa các thực thể, từ đó hỗ trợ tổ chức, tích hợp dữ liệu hiệu quả. Mối quan hệ thường này được phân loại thành các dạng: một-một, một-nhiều hoặc nhiều-nhiều.
Ví dụ: Một độc giả có thể mượn nhiều cuốn sách (mối quan hệ một-nhiều giữa Độc giả và Sách). Một cuốn sách có thể được quản lý bởi nhiều nhân viên (mối quan hệ nhiều-nhiều giữa Sách và Nhân viên quản lý).
Các quy tắc và ràng buộc
Ngoài các thành phần trên, mô hình hóa dữ liệu còn bao gồm việc định nghĩa các quy tắc và ràng buộc để duy trì tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu. Các ràng buộc này được đưa ra nhằm đảm bảo rằng dữ liệu trong hệ thống luôn chính xác và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Phân loại mô hình hóa dữ liệu
Mô hình hóa dữ liệu là gì, thực tế không chỉ có 1 loại duy nhất. Quy trình này bao gồm ba loại mô hình chính, tương ứng với các mức độ trừu tượng khác nhau:
Mô hình dữ liệu khái niệm (Conceptual data model)
Mô hình dữ liệu khái niệm là cấp độ trừu tượng cao nhất, tập trung vào việc xác định những gì hệ thống sẽ chứa. Mô hình này được sử dụng để phân tích và mô tả các khái niệm kinh doanh, các thực thể (entity), mối quan hệ (relationship) và các quy tắc quản lý dữ liệu.
Mô hình dữ liệu logic (Logical data model)
Mô hình dữ liệu logic là bước trung gian giữa mô hình khái niệm và mô hình vật lý. Mô hình logic cụ thể hóa cách hệ thống dữ liệu sẽ được thiết kế, bao gồm các thuộc tính của dữ liệu (loại dữ liệu, độ dài) và mối quan hệ chi tiết hơn. Điều đặc biệt là mô hình này không phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nào.
Mô hình dữ liệu vật lý (Physical data model)
Mô hình dữ liệu vật lý (physical data model) là mức độ cụ thể nhất, mô tả cách dữ liệu sẽ được triển khai thực tế trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Nó bao gồm cấu trúc bảng, khóa chính (Primary Key), khóa ngoại (Foreign Key), và các thuộc tính tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.
Phân loại mô hình hóa dữ liệu được chia thành 3 loại chính
Các loại Data Modeling phổ biến
Để hiểu hơn Data Modeling là gì, bạn cần nắm rõ các loại mô hình hóa dữ liệu phổ biến để có hướng triển khai và áp dụng phù hợp nhất cho doanh nghiệp, đơn vị của mình. Dưới đây là các dạng Data Modeling thường gặp:
Mô hình phân cấp (Hierarchical model)
Mô hình phân cấp (Hierarchical model) lần đầu được triển khai trong IBM Information Management System (IMS) vào năm 1966 và nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành tài chính - ngân hàng. Dù không hiệu quả như các mô hình cơ sở dữ liệu hiện đại, mô hình này vẫn giữ vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực như hệ thống Extensible Markup Language (XML) và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Hierarchical model tổ chức dữ liệu theo cấu trúc dạng cây, trong đó mỗi bản ghi (record) có một gốc duy nhất và có thể có nhiều rễ "con". Mô hình này tập trung thể hiện mối quan hệ một-nhiều giữa các đối tượng dữ liệu. Ví dụ: Một hệ thống quản lý nhân sự có cấu trúc: Công ty > Phòng ban > Nhân viên.
Mô hình phân cấp tổ chức dữ liệu theo cấu trúc dạng cây
Mô hình quan hệ (Relation model)
Mô hình quan hệ được giới thiệu bởi E.F. Codd vào năm 1970, biểu diễn dữ liệu dưới dạng các bảng (table), trong đó mỗi bảng chứa các bản ghi (row) và trường (column). Các bảng liên kết với nhau thông qua khóa chính (Primary Key) và khóa ngoại (Foreign Key). Mô hình này được đánh giá cao bởi có khả năng giảm độ phức tạp, tăng khả năng truy xuất và thường sử dụng ngôn ngữ SQL để quản lý dữ liệu.
Mô hình quan hệ biểu diễn dữ liệu dưới dạng các bảng
Mô hình hướng đối tượng (Object-oriented model)
Mô hình hướng dối tượng tổ chức dữ liệu dưới dạng các đối tượng khác nhau, trong đó mỗi đối tượng có các thuộc tính (attributes) và phương thức (methods) riêng. Object-oriented model phù hợp với các hệ thống yêu cầu xử lý dữ liệu phức tạp như đa phương tiện hoặc siêu văn bản, sử dụng nhiều trong các hệ thống cơ sở dữ liệu hậu quan hệ.
Thực thể - Entity
Thực thể là các đối tượng, khái niệm hoặc thực thể thực tế mà hệ thống cần tổ chức, quản lý. Mỗi thực thể đại diện cho một đối tượng cụ thể và duy nhất trong cơ sở dữ liệu, được sử dụng để lưu trữ thông tin. Các thực thể thường có thuộc tính riêng (Attribute) và mối quan hệ với các thực thể khác (Relationship).
Ví dụ: Trong một hệ thống quản lý thư viện, các thực thể có thể bao gồm Sách, Độc giả, và Nhân viên quản lý.

Mô hình hóa dữ liệu là một quy trình phức hợp với nhiều thành phần khác nhau
Thuộc tính - Attribute
Thuộc tính (Attribute) mô tả đặc điểm hoặc thông tin cụ thể của một thực thể (entity). Đây là các yếu tố giúp phân loại và xác định chi tiết của thực thể, đồng thời hỗ trợ quản lý và truy vấn dữ liệu khi cần. Các thuộc tính thường đóng vai trò làm khóa chính (Primary Key) hoặc khóa ngoại (Foreign Key) trong cơ sở dữ liệu (database).
Ví dụ: Thực thể Sách có thể bao gồm các thuộc tính như Tên sách, Tác giả, Năm xuất bản. Trong khi đó, thực thể Độc giả có các thuộc tính như Họ tên, Địa chỉ, Số thẻ thư viện.
Mối quan hệ - Relationship
Mối quan hệ (relationship) biểu thị cách các thực thể (entity) tương tác hoặc liên kết với nhau. Điều này giúp xác định cấu trúc logic giữa các thực thể, từ đó hỗ trợ tổ chức, tích hợp dữ liệu hiệu quả. Mối quan hệ thường này được phân loại thành các dạng: một-một, một-nhiều hoặc nhiều-nhiều.
Ví dụ: Một độc giả có thể mượn nhiều cuốn sách (mối quan hệ một-nhiều giữa Độc giả và Sách). Một cuốn sách có thể được quản lý bởi nhiều nhân viên (mối quan hệ nhiều-nhiều giữa Sách và Nhân viên quản lý).
Các quy tắc và ràng buộc
Ngoài các thành phần trên, mô hình hóa dữ liệu còn bao gồm việc định nghĩa các quy tắc và ràng buộc để duy trì tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu. Các ràng buộc này được đưa ra nhằm đảm bảo rằng dữ liệu trong hệ thống luôn chính xác và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Phân loại mô hình hóa dữ liệu
Mô hình hóa dữ liệu là gì, thực tế không chỉ có 1 loại duy nhất. Quy trình này bao gồm ba loại mô hình chính, tương ứng với các mức độ trừu tượng khác nhau:
Mô hình dữ liệu khái niệm (Conceptual data model)
Mô hình dữ liệu khái niệm là cấp độ trừu tượng cao nhất, tập trung vào việc xác định những gì hệ thống sẽ chứa. Mô hình này được sử dụng để phân tích và mô tả các khái niệm kinh doanh, các thực thể (entity), mối quan hệ (relationship) và các quy tắc quản lý dữ liệu.
Mô hình dữ liệu logic (Logical data model)
Mô hình dữ liệu logic là bước trung gian giữa mô hình khái niệm và mô hình vật lý. Mô hình logic cụ thể hóa cách hệ thống dữ liệu sẽ được thiết kế, bao gồm các thuộc tính của dữ liệu (loại dữ liệu, độ dài) và mối quan hệ chi tiết hơn. Điều đặc biệt là mô hình này không phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nào.
Mô hình dữ liệu vật lý (Physical data model)
Mô hình dữ liệu vật lý (physical data model) là mức độ cụ thể nhất, mô tả cách dữ liệu sẽ được triển khai thực tế trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Nó bao gồm cấu trúc bảng, khóa chính (Primary Key), khóa ngoại (Foreign Key), và các thuộc tính tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.

Phân loại mô hình hóa dữ liệu được chia thành 3 loại chính
Các loại Data Modeling phổ biến
Để hiểu hơn Data Modeling là gì, bạn cần nắm rõ các loại mô hình hóa dữ liệu phổ biến để có hướng triển khai và áp dụng phù hợp nhất cho doanh nghiệp, đơn vị của mình. Dưới đây là các dạng Data Modeling thường gặp:
Mô hình phân cấp (Hierarchical model)
Mô hình phân cấp (Hierarchical model) lần đầu được triển khai trong IBM Information Management System (IMS) vào năm 1966 và nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành tài chính - ngân hàng. Dù không hiệu quả như các mô hình cơ sở dữ liệu hiện đại, mô hình này vẫn giữ vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực như hệ thống Extensible Markup Language (XML) và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Hierarchical model tổ chức dữ liệu theo cấu trúc dạng cây, trong đó mỗi bản ghi (record) có một gốc duy nhất và có thể có nhiều rễ "con". Mô hình này tập trung thể hiện mối quan hệ một-nhiều giữa các đối tượng dữ liệu. Ví dụ: Một hệ thống quản lý nhân sự có cấu trúc: Công ty > Phòng ban > Nhân viên.

Mô hình phân cấp tổ chức dữ liệu theo cấu trúc dạng cây
Mô hình quan hệ (Relation model)
Mô hình quan hệ được giới thiệu bởi E.F. Codd vào năm 1970, biểu diễn dữ liệu dưới dạng các bảng (table), trong đó mỗi bảng chứa các bản ghi (row) và trường (column). Các bảng liên kết với nhau thông qua khóa chính (Primary Key) và khóa ngoại (Foreign Key). Mô hình này được đánh giá cao bởi có khả năng giảm độ phức tạp, tăng khả năng truy xuất và thường sử dụng ngôn ngữ SQL để quản lý dữ liệu.
Mô hình quan hệ biểu diễn dữ liệu dưới dạng các bảng
Mô hình hướng đối tượng (Object-oriented model)
Mô hình hướng dối tượng tổ chức dữ liệu dưới dạng các đối tượng khác nhau, trong đó mỗi đối tượng có các thuộc tính (attributes) và phương thức (methods) riêng. Object-oriented model phù hợp với các hệ thống yêu cầu xử lý dữ liệu phức tạp như đa phương tiện hoặc siêu văn bản, sử dụng nhiều trong các hệ thống cơ sở dữ liệu hậu quan hệ.
Bài viết liên quan
Bài viết mới