Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách ghi âm trên máy tính Windows và macOS mà không cần phải tải phần mềm chuyên dụng. Với Windows, bạn sẽ dùng ứng dụng Voice Recorder, còn với macOS thì bạn sẽ dùng QuickTime Player. Cả hai ứng dụng đều được cài sẵn trên hệ điều hành.
Cách ghi âm trên máy tính Windows
Để thu âm trên Windows thì bạn có thể dùng ứng dụng Voice Recorder. Tùy vào hệ máy Windows mà ứng dụng này có thể được cài đặt sẵn hoặc không. Nếu máy của bạn chưa có thì bạn chỉ cần vào Windows rồi tải về rất đơn giản.
Lưu ý: Để thu âm được tốt, bạn nên gắn micro vào máy và thu âm thanh vào micro. Nếu không có micro, hệ thống sẽ tự ghi âm qua cổng kết nối micro trên máy tính nhưng âm thanh thu vào sẽ rất tệ.
Khi máy tính đã có ứng dụng Voice Recorder và micro rồi, bạn hãy làm theo cách ghi âm trên máy tính Windows như sau:
Bước 1: Bạn nhấn nút Windows rồi gõ Voice Recorder và nhấn vào.
Bước 2: Bạn nhấn nút màu đỏ để bắt đầu thu.
Bước 3: Khi nào muốn tạm dừng thì nhấn nút Pause (2 gạch thẳng), nếu muốn ngừng ghi âm thì nhấn nút Stop (hình vuông màu đen).
Bước 4: Sau mỗi lần thu và dừng, một file âm thanh sẽ hiện ra ở khung bên trái. Click chuột phải vào file, bạn sẽ thấy hiện ra các lựa chọn Share (chia sẻ), Rename (đặt tên), Show in folder (cho biết vị trí lưu file) và Delete (xóa file). Bạn hãy bấm Play để nghe xem file có đúng ý hay không rồi tùy theo ý muốn mà nhấn vào một trong các lệnh trên.
Cách ghi âm trên máy tính macOS
Để ghi âm trên máy tính macOS, bạn có thể sử dụng tính năng QuickTime Player. Cách ghi âm trên máy tính macOS như sau:
Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng QuickTime Player.
Bước 2: Bạn vào File chọn New Audio Recording.
Bước 3: Nếu thông báo yêu cầu quyền truy cập micro hiện lên, bạn hãy nhấn OK.
Bước 4: Bạn nhấn dấu mũi tên bên cạnh chấm đỏ. Ở đây, bạn hãy chọn nguồn Microphone và chọn Quality là Maximum. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh thanh âm lượng để nghe âm thanh vọng lại trong lúc thu âm, như vậy bạn sẽ biết giọng của mình như thế nào.
Bước 5: Bạn nhấn dấu chấm đỏ để bắt đầu thu và nhấn hình vuông đen để dừng.
Bước 6: Sau khi thu xong, bạn có thể nhấn nút Play để nghe lại file ghi âm. Nếu thấy bản ghi ổn, bạn có thể lưu lại bằng cách vào File, chọn Save.
Bước 7: Bạn chọn nơi lưu file rồi đặt tên file rồi nhấn Save là hoàn thành.
Các phần mềm ghi âm trên máy tính tốt nhất
Hai cách ghi âm trên máy tính cho hệ máy Windows và macOS vừa rồi có thể giúp bạn thu được giọng nói hoặc hát. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh của file sẽ không được tốt như khi sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Nếu bạn muốn có những file ghi âm chất lượng tốt, hãy tham khảo một số phần mềm sau đây:
Adobe Audition
Đây là ứng dụng ghi âm do Adobe sản xuất và bạn có thể sử dụng miễn phí. Với Audition, bạn có thể thu âm và chỉnh sửa file âm thanh đạt chất lượng tốt. Mọi file ghi âm khi xuất hiện trên giao diện phần mềm sẽ ở dạng sóng để bạn có thể dễ quan sát và điều chỉnh.
Adobe Audition tuy không được sản xuất bởi công ty chuyên về âm thanh nhưng vẫn được trang bị nhiều chức năng, hiệu ứng để bạn có thể tạo ra những bản nhạc, file âm thanh, thu âm với đa dạng ý tưởng tùy thích.
Điểm yếu đối với phần mềm này là thao tác sử dụng có phần phức tạp. Nếu không được hướng dẫn hoặc rèn luyện kỹ thì bạn sẽ khó để dùng phần mềm. Thêm nữa là khi sử dụng thì Adobe Audition tốn khá nhiều dung lượng so với những phần mềm chuyên về xử lý âm thanh khác.
FL Studio
Một trong những phần mềm thu âm trên máy tính mà cả những người chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều đánh giá cao là FL Studio. Phần mềm này có thao tác dễ sử dụng, có nhiều hiệu ứng âm thanh không chỉ hỗ trợ tốt cho việc ghi âm mà còn có thể giúp hòa âm phối khí, sản xuất âm nhạc.
Nói riêng về phần ghi âm, FL Studio có thể xuất ra nhiều định dạng âm thanh mà vẫn đảm bảo chất lượng file đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Những vấn đề như méo tiếng, tiếng xì của không khí hay sai tone có thể được khắc phục bằng phần mềm này. Ngoài ra, FL Studio còn cho phép người dùng cài thêm một số plugin khác, khi đó việc xử lý file ghi âm sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
Điểm yếu duy nhất của phần mềm này nằm ở chỗ yêu cầu card âm thanh và micro cũng phải đạt tiêu chuẩn cao. Nếu sử dụng những dòng card âm thanh hoặc micro rẻ tiền, bán chuyên sẽ không thể cho ra file âm thanh gốc có chất lượng tốt nhất. Một điều nữa là bạn phải mua phần mềm thì mới có thể lưu tiến trình đang thực hiện, nếu chỉ xài bản free thì bạn không thể thực hiện lưu và sau khi tắt phần mềm thì toàn bộ mọi thứ sẽ bị xóa.
Cubase
Cubase là một phần mềm thu âm, chỉnh âm và làm nhạc được nhiều nhạc sĩ, producer chuyên nghiệp sử dụng. Với phần mềm này, bản ghi âm cũng như bài hát của bạn có thể được chỉnh sửa một cách chi tiết và hoàn hảo.
Cubase có giao diện dễ nhìn, chuyên nghiệp, kho hiệu ứng khổng lồ cho phép bạn có thể chỉnh sửa, sáng tạo file âm thanh theo ý mình. Nếu muốn, bạn còn có thể cài đặt thêm nhiều plugin khác để làm đa dạng những sản phẩm của mình. Về phần thu âm, Cubase hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh và đảm bảo chất lượng đầu ra của file sẽ đạt chuẩn chuyên nghiệp.
Tuy mang lại chất lượng âm thanh tốt nhưng Cubase lại là một phần mềm khó sử dụng, đòi hỏi bạn phải rèn luyện tay nghề thật tốt mới có thể phát huy hết những điểm mạnh của phần mềm. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng file ghi âm, bạn cũng cần phải sử dụng micro và card âm thanh đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
Audacity
Audacity là một phần mềm ghi âm được nhiều người nghiệp dư hoặc bán chuyên sử dụng. Đây là phần mềm ghi âm có thao tác dễ thực hiện, phù hợp với người không quen dùng các phần mềm làm nhạc chuyên nghiệp. Mặc dù vậy thì chất lượng âm thanh đầu ra vẫn đủ tốt để đăng lên các nền tảng, web chuyên về âm nhạc.
Khi sử dụng Audacity, bạn có thể chỉnh sửa file với những thao tác đơn giản. Phần mềm có hỗ trợ một số hiệu ứng để giúp bạn làm cho bản thu âm được mượt và sạch hơn. Bạn cũng không cần phải chuẩn bị micro hoặc card âm thanh quá chuyên nghiệp hay đắt tiền vì Audacity có thể tương thích với nhiều định dạng, thông số kỹ thuật của nhiều thiết bị khác nhau.
Một ưu điểm nữa của Audacity là công cụ này hoàn toàn miễn phí. Phần mềm cũng có hỗ trợ tiếng Việt nên bạn có thể dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, so với nhiều phần mềm làm nhạc khác thì Audacity vẫn có một số hạn chế nhất định. Nhưng nếu bạn chỉ có nhu cầu là thu âm hoặc cắt ghép, chỉnh sửa nhạc cơ bản thì công cụ này là quá đủ.
Cách ghi âm trên máy tính Windows
Để thu âm trên Windows thì bạn có thể dùng ứng dụng Voice Recorder. Tùy vào hệ máy Windows mà ứng dụng này có thể được cài đặt sẵn hoặc không. Nếu máy của bạn chưa có thì bạn chỉ cần vào Windows rồi tải về rất đơn giản.
Lưu ý: Để thu âm được tốt, bạn nên gắn micro vào máy và thu âm thanh vào micro. Nếu không có micro, hệ thống sẽ tự ghi âm qua cổng kết nối micro trên máy tính nhưng âm thanh thu vào sẽ rất tệ.
Khi máy tính đã có ứng dụng Voice Recorder và micro rồi, bạn hãy làm theo cách ghi âm trên máy tính Windows như sau:
Bước 1: Bạn nhấn nút Windows rồi gõ Voice Recorder và nhấn vào.

Bước 2: Bạn nhấn nút màu đỏ để bắt đầu thu.

Bước 3: Khi nào muốn tạm dừng thì nhấn nút Pause (2 gạch thẳng), nếu muốn ngừng ghi âm thì nhấn nút Stop (hình vuông màu đen).

Bước 4: Sau mỗi lần thu và dừng, một file âm thanh sẽ hiện ra ở khung bên trái. Click chuột phải vào file, bạn sẽ thấy hiện ra các lựa chọn Share (chia sẻ), Rename (đặt tên), Show in folder (cho biết vị trí lưu file) và Delete (xóa file). Bạn hãy bấm Play để nghe xem file có đúng ý hay không rồi tùy theo ý muốn mà nhấn vào một trong các lệnh trên.

Cách ghi âm trên máy tính macOS
Để ghi âm trên máy tính macOS, bạn có thể sử dụng tính năng QuickTime Player. Cách ghi âm trên máy tính macOS như sau:
Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng QuickTime Player.

Bước 2: Bạn vào File chọn New Audio Recording.

Bước 3: Nếu thông báo yêu cầu quyền truy cập micro hiện lên, bạn hãy nhấn OK.

Bước 4: Bạn nhấn dấu mũi tên bên cạnh chấm đỏ. Ở đây, bạn hãy chọn nguồn Microphone và chọn Quality là Maximum. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh thanh âm lượng để nghe âm thanh vọng lại trong lúc thu âm, như vậy bạn sẽ biết giọng của mình như thế nào.

Bước 5: Bạn nhấn dấu chấm đỏ để bắt đầu thu và nhấn hình vuông đen để dừng.

Bước 6: Sau khi thu xong, bạn có thể nhấn nút Play để nghe lại file ghi âm. Nếu thấy bản ghi ổn, bạn có thể lưu lại bằng cách vào File, chọn Save.

Bước 7: Bạn chọn nơi lưu file rồi đặt tên file rồi nhấn Save là hoàn thành.

Các phần mềm ghi âm trên máy tính tốt nhất
Hai cách ghi âm trên máy tính cho hệ máy Windows và macOS vừa rồi có thể giúp bạn thu được giọng nói hoặc hát. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh của file sẽ không được tốt như khi sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Nếu bạn muốn có những file ghi âm chất lượng tốt, hãy tham khảo một số phần mềm sau đây:
Adobe Audition
Đây là ứng dụng ghi âm do Adobe sản xuất và bạn có thể sử dụng miễn phí. Với Audition, bạn có thể thu âm và chỉnh sửa file âm thanh đạt chất lượng tốt. Mọi file ghi âm khi xuất hiện trên giao diện phần mềm sẽ ở dạng sóng để bạn có thể dễ quan sát và điều chỉnh.
Adobe Audition tuy không được sản xuất bởi công ty chuyên về âm thanh nhưng vẫn được trang bị nhiều chức năng, hiệu ứng để bạn có thể tạo ra những bản nhạc, file âm thanh, thu âm với đa dạng ý tưởng tùy thích.
Điểm yếu đối với phần mềm này là thao tác sử dụng có phần phức tạp. Nếu không được hướng dẫn hoặc rèn luyện kỹ thì bạn sẽ khó để dùng phần mềm. Thêm nữa là khi sử dụng thì Adobe Audition tốn khá nhiều dung lượng so với những phần mềm chuyên về xử lý âm thanh khác.
FL Studio
Một trong những phần mềm thu âm trên máy tính mà cả những người chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều đánh giá cao là FL Studio. Phần mềm này có thao tác dễ sử dụng, có nhiều hiệu ứng âm thanh không chỉ hỗ trợ tốt cho việc ghi âm mà còn có thể giúp hòa âm phối khí, sản xuất âm nhạc.
Nói riêng về phần ghi âm, FL Studio có thể xuất ra nhiều định dạng âm thanh mà vẫn đảm bảo chất lượng file đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Những vấn đề như méo tiếng, tiếng xì của không khí hay sai tone có thể được khắc phục bằng phần mềm này. Ngoài ra, FL Studio còn cho phép người dùng cài thêm một số plugin khác, khi đó việc xử lý file ghi âm sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
Điểm yếu duy nhất của phần mềm này nằm ở chỗ yêu cầu card âm thanh và micro cũng phải đạt tiêu chuẩn cao. Nếu sử dụng những dòng card âm thanh hoặc micro rẻ tiền, bán chuyên sẽ không thể cho ra file âm thanh gốc có chất lượng tốt nhất. Một điều nữa là bạn phải mua phần mềm thì mới có thể lưu tiến trình đang thực hiện, nếu chỉ xài bản free thì bạn không thể thực hiện lưu và sau khi tắt phần mềm thì toàn bộ mọi thứ sẽ bị xóa.
Cubase
Cubase là một phần mềm thu âm, chỉnh âm và làm nhạc được nhiều nhạc sĩ, producer chuyên nghiệp sử dụng. Với phần mềm này, bản ghi âm cũng như bài hát của bạn có thể được chỉnh sửa một cách chi tiết và hoàn hảo.
Cubase có giao diện dễ nhìn, chuyên nghiệp, kho hiệu ứng khổng lồ cho phép bạn có thể chỉnh sửa, sáng tạo file âm thanh theo ý mình. Nếu muốn, bạn còn có thể cài đặt thêm nhiều plugin khác để làm đa dạng những sản phẩm của mình. Về phần thu âm, Cubase hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh và đảm bảo chất lượng đầu ra của file sẽ đạt chuẩn chuyên nghiệp.
Tuy mang lại chất lượng âm thanh tốt nhưng Cubase lại là một phần mềm khó sử dụng, đòi hỏi bạn phải rèn luyện tay nghề thật tốt mới có thể phát huy hết những điểm mạnh của phần mềm. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng file ghi âm, bạn cũng cần phải sử dụng micro và card âm thanh đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
Audacity
Audacity là một phần mềm ghi âm được nhiều người nghiệp dư hoặc bán chuyên sử dụng. Đây là phần mềm ghi âm có thao tác dễ thực hiện, phù hợp với người không quen dùng các phần mềm làm nhạc chuyên nghiệp. Mặc dù vậy thì chất lượng âm thanh đầu ra vẫn đủ tốt để đăng lên các nền tảng, web chuyên về âm nhạc.
Khi sử dụng Audacity, bạn có thể chỉnh sửa file với những thao tác đơn giản. Phần mềm có hỗ trợ một số hiệu ứng để giúp bạn làm cho bản thu âm được mượt và sạch hơn. Bạn cũng không cần phải chuẩn bị micro hoặc card âm thanh quá chuyên nghiệp hay đắt tiền vì Audacity có thể tương thích với nhiều định dạng, thông số kỹ thuật của nhiều thiết bị khác nhau.
Một ưu điểm nữa của Audacity là công cụ này hoàn toàn miễn phí. Phần mềm cũng có hỗ trợ tiếng Việt nên bạn có thể dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, so với nhiều phần mềm làm nhạc khác thì Audacity vẫn có một số hạn chế nhất định. Nhưng nếu bạn chỉ có nhu cầu là thu âm hoặc cắt ghép, chỉnh sửa nhạc cơ bản thì công cụ này là quá đủ.
Bài viết liên quan
Bài viết mới