1. Lập trình viên Blockchain là gì và công việc như thế nào?
Lập trình viên Blockchain được hiểu đơn giản là nhà phát triển và đưa ra các cải tiến dành cho các ứng dụng có liên quan đến Blockchain, có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến như Decentralized Applications ( dApps), Smart Contract ( Hợp đồng thông minh), các giao thức Blockchain và thiết kế kiến trúc. Bên cạnh đó, họ cũng là bộ phận phát triển game thông qua các công việc như thiết kế và xử lý mô hình 3D, phát triển nội dung 3D.
Blockchain được cho là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng kỹ thuật số nhằm lưu trữ các thông tin, ghi lại các giao dịch một cách chi tiết trong một khối của mạng Blockchain, điều này giúp ngăn chặn được việc hack hay thay đổi dữ liệu.
2. Blockchain Developers gồm những loại nào?
Blockchain Developers được chia thành 2 hình thức như sau:
2.1 Blockchain Software Developers
Công việc của nhà phát triển phần mềm lập trình Blockchain đó là xây dựng và phát triển các ứng dụng từ các giao thức blockchain và kiến trúc, sau đó những ứng dụng đó được vận hành trên hệ thống lập trình Blockchain. Khá giống với các nhà phát triển web, tuy nhiên với website thì các nhà phát triển thường sử dụng các giao thức và thiết kế để hoàn thành một trang web đến tay người dùng.
Bên cạnh đó, các Blockchain Software Developers còn thiết kế ra các Dapps hoặc các ứng dụng phi tập trung. Trong đó, họ đảm nhận vai trò phát triển được các front-end và back-end của Dapps và kiểm soát tất cả stacks chạy trên Dapps.
2.2 Core Blockchain Developers
Core Blockchain Developers – Các nhà phát triển Blockchain cốt lõi thực hiện nhiệm vụ phát triển các lối kiến trúc của cả hệ thống Blockchain. Cụ thể hơn, các nhà phát triển sẽ thiết kế các giao thức đồng thuận ( hay còn gọi là consensus protocol) và cung cấp các ý tưởng trọng tâm cho phần blockchain. Không những vậy, họ còn giám sát và theo dõi mạng cùng như thực hiện thiết kế cho phần kiến trúc blockchain. Một trách nhiệm khác cũng rất quan trọng mà họ cần thực hiện đó là bảo mật tốt cho phần mạng blockchain.
3. Nghề lập trình Blockchain có thực sự phát triển như lời đồn?
Nghề lập trình Blockchain có thực sự phát triển như lời đồn? (Ảnh: Internet)
Dành cho ai chưa biết, lập trình Blockchain bắt đầu nổi lên như cơn sốt kể từ năm 2018 khi hàng trăm loại token và tiền mã hóa điện tử trên nền tảng Blockchain được ra đời. Điều này khiến những nhà công nghệ toàn cầu đều bị thu hút bởi công nghệ Blockchain. Từ đây, nghề lập trình viên Blockchain tạo nên một làn sóng nổi trội trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề khi các doanh nghiệp liên tục đăng tuyển vị trí lập trình viên Blockchain với mức lương cao ngất ngưởng.
Theo nguồn thông tin tổng hợp trên các trang tuyển dụng, vị trí Blockchain Developers đang sở hữu một mức lương khủng từ $2000 đến $5000 trên tháng.
Đây là một con số được rất nhiều người mơ ước, hơn vậy ở Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào trên toàn cầu thì lập trình viên Blockchain vẫn luôn giữ vị trí đứng TOP trong lĩnh vực IT và có sự phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu tuyển dụng liên tục tăng mạnh theo các năm.
4. Cần những kiến thức gì nếu muốn trở thành một lập trình viên Blockchain
4.1 Nắm được kiến thức vững chắc về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Được biết các chương trình Blockchain thường rất tốn kém chi phí. Minh chứng cho thấy ở đây đó là cứ một hợp đồng chạy trên Blockchain thì phải được thực hiện bởi từng máy tính riêng. Không những vậy, các hoạt động vừa nhắc trên đều được vận hành trong môi trường phi tập trung, vì vậy các nhà phát triển buộc phải trả phí mỗi khi thực hiện giao dịch. Nếu muốn tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được tính tối ưu cho các hợp đồng thông minh thì bạn nên phải hiểu rõ được các thuật toán cũng như cấu trúc dữ liệu cho cả phần lập trình chung và Blockchain riêng.
4.2 Cryptography
Cryptography được xem là điều kiện trọng tâm quyết định đến sự phát triển của Blockchain. Bên cạnh đó, Cryptography còn thực hiện vai trò tiên quyết khi có thể bảo mật an toàn các ứng dụng phi tập trung vượt qua các rào cản từ mối đe dọa nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm kỹ năng này là điều mà các bạn lập trình viên không thể bỏ qua.
4.3 Kiến trúc Blockchain
Kiến trúc Blockchain nắm giữ vai trò quan trọng khi giúp các nhà phát triển hiểu được các nguyên tắc cơ bản và cách thức hoạt động bên trong của Blockchain. Có thể kể đến một số chủ đề khác nhau của kiến trúc Blockchain như các cơ chế đồng thuận khác nhau bao gồm: PoW, PoS, DPoS, mô hình UTXO, transactions,… và các kiến thức khác.
4.4 Smart Contracts
Smart Contracts hay còn được gọi là hợp đồng thông minh và được xem là một kỹ năng mà các nhà phát triển cần học hỏi. Mọi giải pháp Blockchain đều được thực hiện qua hợp đồng thông minh hoặc phiên bản thuật lại chúng. Được biết Ethereum có hơn 80% thị phần trong ứng dụng Blockchain và các trang web phi tập trung. Trong khi đó, các ứng dụng phát triển và Ethereum đều hoạt động trên các Smart Contracts vì vậy cần phải thành thạo về kỹ năng hợp đồng thông minh.
Tất tần tật các kiến thức cần có nếu muốn theo đuổi ngành lập trình Blockchain (Ảnh: Internet)
4.5 Ngôn ngữ lập trình
Thông thường, các Blockchain Developers sẽ học ngôn ngữ lập trình trước để hỗ trợ cho việc phát triển Blockchain dễ dàng hơn. Một số ngôn ngữ mà các học viên cần phải có để phát triển theo chuỗi khối ở đây là C++, C#, Simplicity, Solidity, Java, Python…
4.6 Kinh doanh tài chính
Blockchain khá phổ biến trong các lĩnh vực fintech và các ứng dụng thế giới thực Blockchain đều liên quan đến tài chính và thanh toán. Vì vậy, các nhà phát triển cần có chiều sâu hiểu biết về cách thế giới vận hành tài chính. Bên cạnh đó, các Blockchain Developers phải rèn luyện thêm kỹ năng thuyết trình, ngoại giao và làm việc nhóm tốt.
Trên đây là bài viết mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề lập trình Blockchain trong thời đại ngày nay. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình tìm hiểu các công việc liên quan đến Blockchain. Nếu bạn muốn có thêm những bài viết bổ ích khác thì hãy liên tục thăm ngay funix.edu.vn để được cập nhật thường xuyên nhé!
Lập trình viên Blockchain được hiểu đơn giản là nhà phát triển và đưa ra các cải tiến dành cho các ứng dụng có liên quan đến Blockchain, có thể kể đến một số ứng dụng phổ biến như Decentralized Applications ( dApps), Smart Contract ( Hợp đồng thông minh), các giao thức Blockchain và thiết kế kiến trúc. Bên cạnh đó, họ cũng là bộ phận phát triển game thông qua các công việc như thiết kế và xử lý mô hình 3D, phát triển nội dung 3D.
Blockchain được cho là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng kỹ thuật số nhằm lưu trữ các thông tin, ghi lại các giao dịch một cách chi tiết trong một khối của mạng Blockchain, điều này giúp ngăn chặn được việc hack hay thay đổi dữ liệu.
2. Blockchain Developers gồm những loại nào?
Blockchain Developers được chia thành 2 hình thức như sau:
- Blockchain Software Developers hay còn gọi là nhà phát triển phần mềm lập trình Blockchain.
- Core Blockchain Developers hay còn gọi là nhà phát triển lập trình Blockchain cốt lõi.
2.1 Blockchain Software Developers
Công việc của nhà phát triển phần mềm lập trình Blockchain đó là xây dựng và phát triển các ứng dụng từ các giao thức blockchain và kiến trúc, sau đó những ứng dụng đó được vận hành trên hệ thống lập trình Blockchain. Khá giống với các nhà phát triển web, tuy nhiên với website thì các nhà phát triển thường sử dụng các giao thức và thiết kế để hoàn thành một trang web đến tay người dùng.
Bên cạnh đó, các Blockchain Software Developers còn thiết kế ra các Dapps hoặc các ứng dụng phi tập trung. Trong đó, họ đảm nhận vai trò phát triển được các front-end và back-end của Dapps và kiểm soát tất cả stacks chạy trên Dapps.
2.2 Core Blockchain Developers
Core Blockchain Developers – Các nhà phát triển Blockchain cốt lõi thực hiện nhiệm vụ phát triển các lối kiến trúc của cả hệ thống Blockchain. Cụ thể hơn, các nhà phát triển sẽ thiết kế các giao thức đồng thuận ( hay còn gọi là consensus protocol) và cung cấp các ý tưởng trọng tâm cho phần blockchain. Không những vậy, họ còn giám sát và theo dõi mạng cùng như thực hiện thiết kế cho phần kiến trúc blockchain. Một trách nhiệm khác cũng rất quan trọng mà họ cần thực hiện đó là bảo mật tốt cho phần mạng blockchain.
3. Nghề lập trình Blockchain có thực sự phát triển như lời đồn?

Nghề lập trình Blockchain có thực sự phát triển như lời đồn? (Ảnh: Internet)
Dành cho ai chưa biết, lập trình Blockchain bắt đầu nổi lên như cơn sốt kể từ năm 2018 khi hàng trăm loại token và tiền mã hóa điện tử trên nền tảng Blockchain được ra đời. Điều này khiến những nhà công nghệ toàn cầu đều bị thu hút bởi công nghệ Blockchain. Từ đây, nghề lập trình viên Blockchain tạo nên một làn sóng nổi trội trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề khi các doanh nghiệp liên tục đăng tuyển vị trí lập trình viên Blockchain với mức lương cao ngất ngưởng.
Theo nguồn thông tin tổng hợp trên các trang tuyển dụng, vị trí Blockchain Developers đang sở hữu một mức lương khủng từ $2000 đến $5000 trên tháng.
Đây là một con số được rất nhiều người mơ ước, hơn vậy ở Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào trên toàn cầu thì lập trình viên Blockchain vẫn luôn giữ vị trí đứng TOP trong lĩnh vực IT và có sự phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu tuyển dụng liên tục tăng mạnh theo các năm.
4. Cần những kiến thức gì nếu muốn trở thành một lập trình viên Blockchain
4.1 Nắm được kiến thức vững chắc về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Được biết các chương trình Blockchain thường rất tốn kém chi phí. Minh chứng cho thấy ở đây đó là cứ một hợp đồng chạy trên Blockchain thì phải được thực hiện bởi từng máy tính riêng. Không những vậy, các hoạt động vừa nhắc trên đều được vận hành trong môi trường phi tập trung, vì vậy các nhà phát triển buộc phải trả phí mỗi khi thực hiện giao dịch. Nếu muốn tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được tính tối ưu cho các hợp đồng thông minh thì bạn nên phải hiểu rõ được các thuật toán cũng như cấu trúc dữ liệu cho cả phần lập trình chung và Blockchain riêng.
4.2 Cryptography
Cryptography được xem là điều kiện trọng tâm quyết định đến sự phát triển của Blockchain. Bên cạnh đó, Cryptography còn thực hiện vai trò tiên quyết khi có thể bảo mật an toàn các ứng dụng phi tập trung vượt qua các rào cản từ mối đe dọa nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm kỹ năng này là điều mà các bạn lập trình viên không thể bỏ qua.
4.3 Kiến trúc Blockchain
Kiến trúc Blockchain nắm giữ vai trò quan trọng khi giúp các nhà phát triển hiểu được các nguyên tắc cơ bản và cách thức hoạt động bên trong của Blockchain. Có thể kể đến một số chủ đề khác nhau của kiến trúc Blockchain như các cơ chế đồng thuận khác nhau bao gồm: PoW, PoS, DPoS, mô hình UTXO, transactions,… và các kiến thức khác.
4.4 Smart Contracts
Smart Contracts hay còn được gọi là hợp đồng thông minh và được xem là một kỹ năng mà các nhà phát triển cần học hỏi. Mọi giải pháp Blockchain đều được thực hiện qua hợp đồng thông minh hoặc phiên bản thuật lại chúng. Được biết Ethereum có hơn 80% thị phần trong ứng dụng Blockchain và các trang web phi tập trung. Trong khi đó, các ứng dụng phát triển và Ethereum đều hoạt động trên các Smart Contracts vì vậy cần phải thành thạo về kỹ năng hợp đồng thông minh.

Tất tần tật các kiến thức cần có nếu muốn theo đuổi ngành lập trình Blockchain (Ảnh: Internet)
4.5 Ngôn ngữ lập trình
Thông thường, các Blockchain Developers sẽ học ngôn ngữ lập trình trước để hỗ trợ cho việc phát triển Blockchain dễ dàng hơn. Một số ngôn ngữ mà các học viên cần phải có để phát triển theo chuỗi khối ở đây là C++, C#, Simplicity, Solidity, Java, Python…
4.6 Kinh doanh tài chính
Blockchain khá phổ biến trong các lĩnh vực fintech và các ứng dụng thế giới thực Blockchain đều liên quan đến tài chính và thanh toán. Vì vậy, các nhà phát triển cần có chiều sâu hiểu biết về cách thế giới vận hành tài chính. Bên cạnh đó, các Blockchain Developers phải rèn luyện thêm kỹ năng thuyết trình, ngoại giao và làm việc nhóm tốt.
Trên đây là bài viết mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề lập trình Blockchain trong thời đại ngày nay. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình tìm hiểu các công việc liên quan đến Blockchain. Nếu bạn muốn có thêm những bài viết bổ ích khác thì hãy liên tục thăm ngay funix.edu.vn để được cập nhật thường xuyên nhé!
Bài viết liên quan
Bài viết mới