Mạng không dây

phanhao

Member
gemgem
Tham gia
18/03/2025
Bài viết
160
Được Like
0
Coin
0
Points
800
1. Khái niệm mạng máy tính là gì? Lập trình mạng là gì?

Cùng FUNiX khám phá những thông tin thú vị về lập trình mạng ngay bên dưới nhé.

1.1. Khái niệm mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là một hệ thống với sự liên kết giữa các thiết bị máy tính với nhau. Các thiết bị này được kết nối bằng các thiết bị có dây hoặc không dây. Từ việc liên kết này, thông tin giữa các máy tính trong mạng có thể chia sẻ với nhau. Hiện nay, có tổng cộng 4 mô hình mạng máy tính được sử dụng rộng rãi bao gồm:

  • Mạng LAN (Local Area Network): Đây là hệ thống mạng cục bộ được sử dụng trong các khu vực có diện tích nhỏ. Thông thường chỉ có các văn phòng, trường học hay các tòa nhà sử dụng loại mạng này.
  • Mạng MAN (Metropolitan Area Network): Mạng với phạm vi kết nối rộng như một thành phố, một tổ chức.
  • Mạng WAN (Wide Area Network): Tương tự như mạng LAN nhưng có phạm vi kết nối rộng hơn.
  • Mạng PAN (Personal Area Network): Mạng này chỉ dùng để kết nối giữa các thiết bị của 1 cá nhân.
1.2. Khái niệm lập trình mạng được hiểu như thế nào?

bao-mat-website-3.jpg


Lập trình mạng có thể được hiểu đơn giản là xây dựng các ứng dụng thông qua mạng máy tính. Lập trình viên sẽ dùng các phần mềm để phát triển thành ứng dụng trong hệ thống của doanh nghiệp. Các phần mềm này có thể là phần mềm kế toán, nhân sự hay ứng dụng trò chơi, giải trí,…

Lập trình mạng ngày nay có vai trò quan trọng vì nhiều công việc cần đến các ứng dụng tiên tiến. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần dùng đến các ứng dụng để hỗ trợ cho công việc. Những ứng dụng này giúp nhập dữ liệu dễ dàng, cập nhật nhanh chóng, quản lý thu chi hiệu quả,…

Đây chính công thức được sử dụng phổ biến để định lập trình mạng: LTM = KTM + MH + NN. Trong đó:

  • LTM: Lập trình mạng
  • KTM: Kiến thức mạng truyền thông, bao gồm mạng máy tính, PSTN, hệ thống GPS, mạng như BlueTooth, WUSB, mạng sensor,…
  • MH: Những mô hình lập trình mạng là các kiến thức về cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống mạng,…Những mô hình này bao gồm các hệ thống mạng máy tính quen thuộc như mạng LAN, WAN, PAN, MAN.
  • NN: Các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như Java, .NET, C, C++,…Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình sẽ dựa vào nhu cầu, khả năng và mục của người lập trình.
2. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất 2023

co-hoi-viec-lam.jpg


Như đã nói, hiện nay trong lĩnh vực lập trình có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mạng khác nhau. Lập trình viên sẽ dựa theo khả năng và mục đích của mình để lựa chọn một ngôn ngữ thích hợp.

Trước đây, Java và NET đã từng là hai ngôn ngữ lập trình được nhiều lập trình viên sử dụng. Tuy nhiên hiện tại đã xuất hiện thêm nhiều ngôn ngữ lập trình với những bước tiến bộ vượt trội. Đặc biệt khi chúng giúp người lập trình xây dựng ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Một trong những ngôn ngữ lập trình tiêu biểu mới xuất hiện trong giai đoạn hiện nay chính là Javascript. Ngôn ngữ này đã góp phần tạo nên một làn sóng xu hướng mới cho lập trình Full Stack. Ngôn ngữ Javascript đã và đang dần thay thế cho công nghệ Front End hay Back End truyền thống.

Ngoài ra còn có một số ngôn ngữ lập trình khác được sử dụng phổ biến như sau:

  • Hợp ngữ (Assembly Language)
  • C/C++
  • Visual C++, VB, Delphi
  • ASP
  • Python (ngôn ngữ lập trình với mã nguồn mở)
  • Tcl (Ngôn ngữ lập trình động mục đích chung, ngôn ngữ lệnh công cụ).
  • Perl (ngôn ngữ lập trình đa năng).
3. Các mô hình sử dụng trong lập trình mạng

khai-niem-ve-lap-trinh-web.jpg


Khi tìm hiểu về lập trình mạng, bạn sẽ được học về các mô hình lập trình cơ bản. Hai mô hình lập trình được phần lớn lập trình viên sử dụng là OSI và mô hình 7 lớp.

Đầu tiên là mô hình Kết nối Hệ thống mở (Hay còn được gọi là mô hình OSI). Mô hình OSI có vai trò quan trọng khi tiến hành phát triển các ứng dụng. Nó hướng dẫn nhà phát triển hay các kỹ sư mạng khi tiến hành lập trình. Mô hình này giúp họ hiểu cách các sản phẩm và chương trình phần mềm giao tiếp, tương tác với nhau.

Mô hình còn lại là mô hình 7 lớp hiển thị cách các dữ liệu di chuyển trong các mạng. Mô hình gồm các lớp: Mạng, truyền tải, vật lý, phiên, liên kết dữ liệu, bản trình bày, ứng dụng,…

Trên đây là tất tần tật các thông tin đến lập trình mạng mà FUNiX muốn chia sẻ đến bạn. Lập trình mạng ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Việc tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong giai đoạn chuyển đổi số. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của bản thân về lập trình mạng. Đừng quên, FUNiX luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục lĩnh vực này nhé.
 
Top Bottom