Thủ thuật Máy tính xách tay phù hợp nhất với việc chỉnh sửa ảnh

MinhHai

Moderator
gemgem
Tham gia
18/03/2025
Bài viết
240
Được Like
0
Coin
11,536
Points
1,330

Không còn ranh giới giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay
Kể cả những người mới sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh trong thời gian ngắn hẳn vẫn nhớ khoảng thời gian khi những chiếc máy tính để bàn từng là lựa chọn duy nhất dành cho những người thợ đẽo gọt hình ảnh thực thụ. Tuy nhiên, ngày nay, những mẫu máy tính xách tay mới có tốc độ và bộ lưu trữ có khả năng cạnh tranh được với những tính để bàn cao cấp, phù hợp với những người phải chỉnh sửa ảnh ngay tại chỗ, tại nhiều địa điểm khác nhau hay phải di chuyển đến chỗ khách hàng hoặc đồng nghiệp.
Màn hình có độ phân giải cao lên đến 4K Ultra HD có đa dạng màu sắc, độ tương phản và chi tiết sống động, đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia chỉnh sửa hình ảnh. Tóm lại, máy tính xách tay hiện đại có tất cả những ưu điểm chỉnh sửa hình ảnh của máy tính để bàn công suất lớn thu gọn trong trọng lượng nhẹ nhàng vẻn vẹn 1,3-1,8kg.
Màn hình: Kích thước rất quan trọng (và cả độ phân giải)

Khuyến nghị: 15 inch, 1920 x 1080p, hoàn thiện nhám.
Màn hình máy tính xách tay vừa là nền vẽ sáng tạo, vừa là bảng điều khiển để chỉnh sửa ảnh.
Các chuyên gia sáng tạo sử dụng thiết bị nhỏ hơn có thể hài lòng với màn hình 13 inch chất lượng cao như màn hình của MacBook Pro Retina và Microsoft Surface Pro* có thể chuyển đổi. Nói chung, màn hình 15 inch là kích thước tối thiểu cho những người thường xuyên chỉnh sửa hình ảnh trên thiết bị cỡ lớn. Màn hình 17 inch có thể không cần thiết mặc dù nó có thể giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng màn hình ngoài.
Bất kể kích thước màn hình như thế nào, dù là hoàn thiện nhám mờ hay chống lóa đều có thể giảm tình trạng mỏi mắt và phân tâm thị giác.
Về độ phân giải, 1920 x 1080 pixel với độ nét cao hoàn chỉnh là mức cơ bản và thường đáp ứng đủ những nhu cầu tối thiểu. Những nhiếp ảnh gia và chuyên gia đồ họa có nhu cầu cao thường sẽ chọn các độ phân giải cao hơn như 2560 x 1600p, 3200 x 1800p hay thậm chí là 4K Ultra HD.
Màn hình cảm ứng không thực sự cần thiết đối với việc chỉnh sửa ảnh. Tuy nhiên, chúng khá tiện dụng cho các chuyên gia sáng tạo muốn làm việc với bút stylus trên thiết bị 2 trong 1 có thể chuyển đổi hay trên bảng vẽ ngoại vi giống như bảng Bamboo* nổi tiếng của Wacom.
Bộ xử lý: Công suất Càng Lớn Càng Tốt
Phần mềm chỉnh sửa ảnh đòi hỏi nhiều công suất điện toán. Bộ xử lý được phân loại theo hai cách: Theo số lượng lõi (thực tế hay ảo) và theo tần số tính bằng GHz (tốc độ xung nhịp).
Dù cả hai đều quan trọng nhưng lõi là cách tốt nhất để tính công suất và khả năng làm việc. Càng nhiều lõi thì công suất càng lớn, do đó khi bạn chú trong đến chất lượng hình ảnh thì hãy sáng suốt lựa chọn bộ xử lý có hiệu năng tốt nhất phù hợp với túi tiền của bạn.
Ngoài ra, không nên đánh giá thấp tốc độ xung nhịp, dù xếp sau. Về cơ bản, tần số xung nhịp càng cao thì chip hoạt động càng tốt. Công việc chỉnh sửa ảnh đòi hỏi bộ xử lý phải có tần số từ 2,5 đến 3,5 GHz hoặc cao hơn.
Card đồ họa/GPU: Xử lý nhanh hơn

Khuyến nghị: Chip đồ họa tích hợp dành cho người dùng thông thường, chip đồ họa đặc biệt với 60 FPS (khung hình mỗi giây) dành cho người dùng chuyên nghiệp.
Bộ xử lý đồ họa giảm tải công việc cho CPU chính giúp xử lý nhanh hơn và hiển thị chất lượng tốt hơn, đồng thời cũng cho phép bạn di chuyển các vật thể xung quanh không gian làm việc chỉnh sửa ảnh nhanh hơn.
Với card đồ họa từ nhà sản xuất uy tín như NVIDIA hay ATI thì giá thành của hệ thống đắt hơn $60 đến $200. Những mẫu sản phẩm phổ biến bao gồm NVIDIA GeForce GTX 950M cơ bản, GTX 960M tầm trung, GT840M và GTX 980M cao cấp.
Bộ nhớ: Hãy kiểm tra dung lượng

Khuyến nghị: 8 GB để sử dụng cho mục đích giải trí bình thường, 16 GB cho người dùng chuyên nghiệp.
Các chuyên gia sáng tạo đòi hỏi bộ nhớ đủ lớn để chạy được những chương trình nặng ở tốc độ thích hợp. RAM, hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, giúp xử lý nhanh các tập tin hình ảnh và nhiều lệnh cùng một lúc mà không bị giật. Nếu như những người dùng nghiệp dư có thể xoay sở được với 8 GB thì những chuyên gia đồ họa chuyên nghiệp và nhiếp ảnh gia lành nghề lại thường cần tới 16 GB để tránh bị gián đoạn, treo máy và tắt máy bất ngờ.
Bộ lưu trữ: Giảm thiểu tắc nghẽn

Khuyến nghị: Ổ đĩa cứng HDD 1 TB, 7200 RPM, Ổ đĩa thể rắn (SSD) 512 GB, kết hợp với ổ SSD tối thiểu 128 GB.
Bộ lưu trữ không đủ dung lượng sẽ gây tắc nghẽn I/O, làm chậm quá trình xử lý, chỉnh sửa và đăng tải hình ảnh. Bộ lưu trữ cũng cần để xử lý hàng ngàn hình ảnh có độ phân giải cao. Hình ảnh RAW của một đám cưới có thể dễ dàng chiếm tới 10GB.
Ổ đĩa cứng (HDD), một loại bộ lưu trữ, là một ổ đĩa quay thông thường. Ổ cứng 1 TB có thể dễ dàng hỗ trợ bất kỳ hệ điều hành nào, dành ít nhất 700GB cho các chương trình và dữ liệu khác. Ổ cứng thể rắn (SSD), một loại bộ lưu trữ khác, được sản xuất bằng chip. SSD giúp những ứng dụng tốn nhiều bộ nhớ tải và chạy nhanh hơn nhờ tốc độ đọc cực nhanh, xấp xỉ 1400 MB/giây và tốc độ ghi 280+ MB/giây.
Cổng và khả năng kết nối: Đừng tự lừa dối bản thân

Khuyến nghị: Thẻ và khe SD, ít nhất ba cổng USB 3.0 hoặc 3.1, Thunderbolt™ ở máy Mac, lựa chọn đầu ra DisplayPort, HDMI hoặc VGA.
Quy tắc số một là có càng nhiều đầu vào và đầu ra càng tốt. Điều này sẽ giúp truyền tải hình ảnh dễ dàng hơn vào máy tính xách tay, lưu trữ chúng ở các ổ lưu trữ ngoài và ghi vào đĩa CD hay DVD. Nhiều cổng cũng giúp bạn dễ dàng kết nối thêm màn hình ngoài, máy tính bảng và bút stylus, bàn phím và chuột tiện lợi nên bạn có thể thoải mái hơn khi phải chỉnh sửa ảnh trong thời gian dài.
Chọn mức hiệu năng cho bạn
Bắt đầu cuộc tìm kiếm chiếc máy tính xách tay phù hợp nhất với việc chỉnh sửa ảnh.
Hãy xem danh sách gồm các phương án thông số kỹ thuật tốt, tốt hơn và tốt nhất (theo ý kiến của chúng tôi!) cho CPU, GPU và SSD ở nhiều mức hiệu năng khác nhau.
Hiệu năng cao

TốtTốt hơnTốt nhất
CPU: Bộ nhớ đệm là các vùng dữ liệu “gần hơn” với CPU để truy cập nhanh hơn và tốc độ cao hơn. Tìm bộ nhớ đệm Cấp 3 hay L3 để truyền được nhiều dữ liệu hơn ở tốc độ cao.2,3 MHz
2 lõi
Bộ nhớ đệm 4MB
3,1MHz
4 lõi
Bộ nhớ đệm 6MB
4,1MHz
4 lõi
Bộ nhớ đệm 8MB
GPU: Chịu trách nhiệm cung cấp cho bạn mọi chi tiết, ở mọi độ phân giải, với tốc độ khung hình cao (FPS) mà không bị giật.860 MHz
60 FPS
1,25 GHz
60 FPS
1,48 GHz
90 FPS
SSD: Bộ lưu trữ có nhiều GB hơn nghĩa là thời gian truyền và tải dữ liệu nhanh hơn.256 GB500 GB1 TB
 
Top Bottom