Ngày 10/4/2025, Khoa Thương mại - Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo “INSIDE (SH)OUT - Tìm hiểu kiến thức trí tuệ cảm xúc” nhằm cung cấp góc nhìn thực tiễn về trí tuệ cảm xúc, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng xã hội và ứng dụng dụng vào công việc tương lai.
Sự kiện đón nhận sự đồng hành của 03 diễn giả là ThS. Đặng Khánh An - Đồng sáng lập Touching Soul Center, Nhà tâm lý học lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ThS. Denny Nguyễn - Đồng sáng lập và Quản lý Tiếp thị Learning Plus, Nhà khai vấn Trí thông minh cảm xúc và anh Tín Lý - Trưởng nhóm Thương hiệu và Cộng đồng tại Ninety Eight, cựu Quản lý Thương hiệu OMO Matic tại Unilever Vietnam.
ThS. Đặng Khánh An giới thiệu định nghĩa cảm xúc dưới góc nhìn tâm lý học và sinh lý học. Theo đó, cảm xúc được hiểu đơn giản là phản ứng tự nhiên ngắn hạn, thể hiện qua gương mặt và hành vi cơ thể. Mỗi cá nhân có thể trải qua 03 giai đoạn điển hình trong quá trình kiểm soát cảm xúc gọi tắt là 3N (Nín - Nén - Nổ). Theo khách mời, việc nhận diện và làm chủ 3N không chỉ giúp chúng ta quản lý hành vi, cải thiện giao tiếp mà còn dễ dàng xây dựng các mối quan hệ bền vững.
ThS. Đặng Khánh An đưa ra định nghĩa cảm xúc dưới góc nhìn tâm lý học và sinh lý học.
ThS. Denny Nguyễn phân tích về cách đối diện với những tổn thương cảm xúc. Diễn giả ví cảm xúc như một tảng băng trôi - phần chúng ta nhìn thấy chỉ là bề nổi. Thay vì “chữa lành” bằng cách mua sắm hay đi chơi, anh cho rằng điều cần thiết là nhận diện cảm xúc thật sự và viết nó ra. Đây là bước đầu tiên để xử lý vấn đề. Sau đó, việc thể hiện cảm xúc qua lời nói hoặc hành vi sẽ góp phần giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh. ThS. Denny Nguyễn nhấn mạnh, việc trung thực với cảm xúc của bản thân và giải quyết từ gốc rễ chính là yếu tố then chốt.
ThS. Denny Nguyễn hướng dẫn sinh viên cách đối diện với tổn thương cảm xúc.
Phần cuối của hội thảo là chủ đề “Cảm xúc chốn công sở: Xả hay Xõa” do anh Tín Lý dẫn dắt. Từ trải nghiệm cá nhân, anh hướng dẫn sinh viên cách quản trị cảm xúc trong môi trường doanh nghiệp, nhất là khi phải cộng tác với cấp trên thiếu sự thấu hiểu. Diễn giả nhắn nhủ các bạn trẻ không cần cố gắng kiểm soát cảm xúc bởi càng kìm nén, cảm xúc càng dễ bộc phát. Thay vào đó, hãy thừa nhận và ôm ấp chúng như một phần tự nhiên của chính mình.
Anh Tín Lý nhắn nhủ người trẻ hãy thừa nhận và ôm ấp cảm xúc, thay vì giấu kín hay kìm nén.
Thông qua những chia sẻ thực tế từ các khách mời, sinh viên Văn Lang không chỉ nhìn nhận rõ hơn về quản trị cảm xúc cá nhân trong môi trường công sở mà còn học được cách lắng nghe, ghi nhận đồng thời trân trọng cảm xúc của bản thân.
Sự kiện đón nhận sự đồng hành của 03 diễn giả là ThS. Đặng Khánh An - Đồng sáng lập Touching Soul Center, Nhà tâm lý học lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ThS. Denny Nguyễn - Đồng sáng lập và Quản lý Tiếp thị Learning Plus, Nhà khai vấn Trí thông minh cảm xúc và anh Tín Lý - Trưởng nhóm Thương hiệu và Cộng đồng tại Ninety Eight, cựu Quản lý Thương hiệu OMO Matic tại Unilever Vietnam.
ThS. Đặng Khánh An giới thiệu định nghĩa cảm xúc dưới góc nhìn tâm lý học và sinh lý học. Theo đó, cảm xúc được hiểu đơn giản là phản ứng tự nhiên ngắn hạn, thể hiện qua gương mặt và hành vi cơ thể. Mỗi cá nhân có thể trải qua 03 giai đoạn điển hình trong quá trình kiểm soát cảm xúc gọi tắt là 3N (Nín - Nén - Nổ). Theo khách mời, việc nhận diện và làm chủ 3N không chỉ giúp chúng ta quản lý hành vi, cải thiện giao tiếp mà còn dễ dàng xây dựng các mối quan hệ bền vững.

ThS. Đặng Khánh An đưa ra định nghĩa cảm xúc dưới góc nhìn tâm lý học và sinh lý học.
ThS. Denny Nguyễn phân tích về cách đối diện với những tổn thương cảm xúc. Diễn giả ví cảm xúc như một tảng băng trôi - phần chúng ta nhìn thấy chỉ là bề nổi. Thay vì “chữa lành” bằng cách mua sắm hay đi chơi, anh cho rằng điều cần thiết là nhận diện cảm xúc thật sự và viết nó ra. Đây là bước đầu tiên để xử lý vấn đề. Sau đó, việc thể hiện cảm xúc qua lời nói hoặc hành vi sẽ góp phần giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh. ThS. Denny Nguyễn nhấn mạnh, việc trung thực với cảm xúc của bản thân và giải quyết từ gốc rễ chính là yếu tố then chốt.

ThS. Denny Nguyễn hướng dẫn sinh viên cách đối diện với tổn thương cảm xúc.
Phần cuối của hội thảo là chủ đề “Cảm xúc chốn công sở: Xả hay Xõa” do anh Tín Lý dẫn dắt. Từ trải nghiệm cá nhân, anh hướng dẫn sinh viên cách quản trị cảm xúc trong môi trường doanh nghiệp, nhất là khi phải cộng tác với cấp trên thiếu sự thấu hiểu. Diễn giả nhắn nhủ các bạn trẻ không cần cố gắng kiểm soát cảm xúc bởi càng kìm nén, cảm xúc càng dễ bộc phát. Thay vào đó, hãy thừa nhận và ôm ấp chúng như một phần tự nhiên của chính mình.

Anh Tín Lý nhắn nhủ người trẻ hãy thừa nhận và ôm ấp cảm xúc, thay vì giấu kín hay kìm nén.
Thông qua những chia sẻ thực tế từ các khách mời, sinh viên Văn Lang không chỉ nhìn nhận rõ hơn về quản trị cảm xúc cá nhân trong môi trường công sở mà còn học được cách lắng nghe, ghi nhận đồng thời trân trọng cảm xúc của bản thân.
Bài viết liên quan
Bài viết mới