1. Trang web tĩnh là gì là gì?
Trình tạo trang tĩnh (Static Site Generator - SSG) là một công cụ giúp tạo ra các trang web tĩnh từ các file và tài nguyên được lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ. Thay vì sử dụng một cơ sở dữ liệu động và phức tạp, SSG sử dụng các tệp đơn giản như HTML, CSS và JavaScript để tạo ra các trang web.
Trang web tĩnh là gì? Trình tạo trang này có những ưu điểm gì nổi bật?
Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng các template để tạo ra các trang web. Người dùng chỉ cần viết nội dung của trang web trong các tệp văn bản đơn giản, sau đó sử dụng SSG để biên dịch các tệp đó thành các trang web tĩnh được lưu trữ dưới dạng các tệp HTML, CSS và JavaScript.
Các trình tạo trang tĩnh rất phổ biến trong các dự án web tĩnh và các trang web blog, vì chúng có thể cải thiện hiệu suất tải trang, bảo mật và tính ổn định của trang web. Một số trình tạo trang phổ biến bao gồm: Nuxt.js, Next.js, Jekyll, Hugo, Gatsby và Pelican.
2. Cách SSG được sử dụng trong Jamstack
2.1 Jamstack là gì?
Sau khi tìm hiểu trang web tĩnh là gì? Chúng ta sẽ cùng khám phá Jamstack. Kiến trúc web này được xem là một cách tiếp cận mới trong việc xây dựng website. Nó sử dụng các công nghệ như JavaScript, API và các trình tạo trang tĩnh để tạo ra các trang web với hiệu suất mạnh mẽ.
Đây là một phần quan trọng trong kiến trúc Jamstack giúp tạo ra các trang web đơn giản, dễ quản lý với tốc độ tải trang nhanh và tính bảo mật cao. Mặc dù có tính tĩnh, nhưng Jamstack vẫn có thể sử dụng các tính năng động trên website mang lại các sự đa dạng và linh hoạt, từ cơ bản đến phức tạp. Điều này đồng nghĩa với việc các trang web được tạo ra có thể thích ứng với nhiều loại nội dung và nhu cầu khác nhau của người dùng.
2.2 Cách tiếp cận của trình tạo trang tĩnh trong Jamstack
Trang tĩnh trong Jamstack được tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp tạo trang tĩnh như Nuxt.js, Next.js, Gatsby, Hugo hoặc Jekyll. Các công cụ này sẽ sử dụng các tệp và tài nguyên được lưu trữ Headless CMS hoặc từ các API của dịch vụ bên thứ ba để tạo ra các trang nội dung.
Các trang này được tạo ra bằng cách pre-render trước khi trình duyệt của người dùng yêu cầu trang đó và lưu trữ trên CDN. Bên cạnh đó, vì trang web được tạo ra và lưu trữ sẵn trên các dịch vụ CDN… nên khi người dùng truy cập trang web, nội dung sẽ được tải về từ CDN gần nhất, thay vì phải được tạo ra trực tiếp từ máy chủ, giúp cải thiện tốc độ tải trang, hiệu suất của trang web và nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang.
3. Lợi ích của SSG trong Jamstack
Sử dụng trình tạo trang tĩnh trong Jamstack có nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:
3.1 Tốc độ tải trang nhanh hơn
Trong trường hợp của các website tĩnh như Jamstack, nội dung sẽ được tạo ra trước và lưu trữ trên các CDN (mạng lưới phân phối nội dung). Hệ thống này sẽ giúp tăng tốc độ truy cập trang web bằng cách đặt bản sao của trang web trên nhiều máy chủ được phân tán trên khắp thế giới.
Trang web tĩnh là gì? Trang web tĩnh có giúp tối ưu tốc độ trang web không?
Khi người dùng yêu cầu trang web, máy chủ gần nhất với người dùng sẽ trả về trang web, làm giảm thời gian truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và máy tính của người dùng so với các trang web động.
3.2 SEO tốt hơn
Các công cụ tìm kiếm đánh giá website dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: tốc độ tải trang, cấu trúc trang, nội dung, độ truyền tải, các từ khóa, backlink…
Trong đó, tốc độ tải trang nhanh là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, vậy nên các trang web tĩnh có tốc độ tải trang nhanh hơn sẽ được xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng lưu lượng truy cập và nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn, thậm chí điều này còn giúp nâng cao doanh số đối với các trang thương mại điện tử.
3.3 Dễ dàng quản lý và triển khai
Các trang web được tạo ra bằng cách sử dụng mã nguồn từ trình tạo trang tĩnh, thường được viết bằng HTML, CSS và JavaScript. Do đó, nội dung trang web sẽ không thay đổi và phụ thuộc vào dữ liệu được tạo ra tại thời điểm truy cập của người dùng. Bằng cách này, việc quản lý và triển khai trang web tĩnh trở nên đơn giản hơn so với trang web động.
Các trang web này thường được lưu trữ trên các hệ thống quản lý phiên bản, như Git hoặc SVN, giúp việc quản lý mã nguồn trở nên dễ dàng hơn, các thay đổi trong mã nguồn có thể được theo dõi và kiểm soát, và có thể lưu lại các phiên bản trước đó của trang web để phục hồi khi cần thiết.
Bên cạnh đó, khi triển khai các trang web tĩnh, các nhà phát triển có thể sử dụng các công cụ tự động hóa như: Netlify, Vercel, để triển khai trang web một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả.
3.4 An toàn hơn
Các trang tĩnh được lưu và phân phối từ các CDN. Do đó, chúng không có liên kết đến các cơ sở dữ liệu hoặc tệp lưu trữ trên máy chủ, cung cấp ít lỗ hổng bảo mật trên website hơn.
Trong khi đó, các trang web động thường phải truy vấn đến các cơ sở dữ liệu hoặc các hệ thống khác để lấy thông tin, tạo ra nội dung và trả về kết quả cho người dùng. Điều này làm tăng khả năng bị tấn công vào các điểm yếu trong các cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống mà trang web động sử dụng.
Trang web tĩnh là gì? Trang web tĩnh có bảo mật tốt không?
Ngoài ra, các trang web tĩnh thường được xây dựng trên các mô hình an toàn và được cập nhật thường xuyên để giảm thiểu rủi ro an ninh. Ví dụ, các trang web tĩnh có thể được xây dựng trên cơ sở dữ liệu được mã hóa để bảo vệ thông tin của người dùng, và các tệp được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính an toàn.
Trình tạo trang tĩnh (Static Site Generator - SSG) là một công cụ giúp tạo ra các trang web tĩnh từ các file và tài nguyên được lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ. Thay vì sử dụng một cơ sở dữ liệu động và phức tạp, SSG sử dụng các tệp đơn giản như HTML, CSS và JavaScript để tạo ra các trang web.

Trang web tĩnh là gì? Trình tạo trang này có những ưu điểm gì nổi bật?
Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng các template để tạo ra các trang web. Người dùng chỉ cần viết nội dung của trang web trong các tệp văn bản đơn giản, sau đó sử dụng SSG để biên dịch các tệp đó thành các trang web tĩnh được lưu trữ dưới dạng các tệp HTML, CSS và JavaScript.
Các trình tạo trang tĩnh rất phổ biến trong các dự án web tĩnh và các trang web blog, vì chúng có thể cải thiện hiệu suất tải trang, bảo mật và tính ổn định của trang web. Một số trình tạo trang phổ biến bao gồm: Nuxt.js, Next.js, Jekyll, Hugo, Gatsby và Pelican.
2. Cách SSG được sử dụng trong Jamstack
2.1 Jamstack là gì?
Sau khi tìm hiểu trang web tĩnh là gì? Chúng ta sẽ cùng khám phá Jamstack. Kiến trúc web này được xem là một cách tiếp cận mới trong việc xây dựng website. Nó sử dụng các công nghệ như JavaScript, API và các trình tạo trang tĩnh để tạo ra các trang web với hiệu suất mạnh mẽ.
Đây là một phần quan trọng trong kiến trúc Jamstack giúp tạo ra các trang web đơn giản, dễ quản lý với tốc độ tải trang nhanh và tính bảo mật cao. Mặc dù có tính tĩnh, nhưng Jamstack vẫn có thể sử dụng các tính năng động trên website mang lại các sự đa dạng và linh hoạt, từ cơ bản đến phức tạp. Điều này đồng nghĩa với việc các trang web được tạo ra có thể thích ứng với nhiều loại nội dung và nhu cầu khác nhau của người dùng.
2.2 Cách tiếp cận của trình tạo trang tĩnh trong Jamstack
Trang tĩnh trong Jamstack được tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp tạo trang tĩnh như Nuxt.js, Next.js, Gatsby, Hugo hoặc Jekyll. Các công cụ này sẽ sử dụng các tệp và tài nguyên được lưu trữ Headless CMS hoặc từ các API của dịch vụ bên thứ ba để tạo ra các trang nội dung.
Các trang này được tạo ra bằng cách pre-render trước khi trình duyệt của người dùng yêu cầu trang đó và lưu trữ trên CDN. Bên cạnh đó, vì trang web được tạo ra và lưu trữ sẵn trên các dịch vụ CDN… nên khi người dùng truy cập trang web, nội dung sẽ được tải về từ CDN gần nhất, thay vì phải được tạo ra trực tiếp từ máy chủ, giúp cải thiện tốc độ tải trang, hiệu suất của trang web và nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang.
3. Lợi ích của SSG trong Jamstack
Sử dụng trình tạo trang tĩnh trong Jamstack có nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:
3.1 Tốc độ tải trang nhanh hơn
Trong trường hợp của các website tĩnh như Jamstack, nội dung sẽ được tạo ra trước và lưu trữ trên các CDN (mạng lưới phân phối nội dung). Hệ thống này sẽ giúp tăng tốc độ truy cập trang web bằng cách đặt bản sao của trang web trên nhiều máy chủ được phân tán trên khắp thế giới.

Trang web tĩnh là gì? Trang web tĩnh có giúp tối ưu tốc độ trang web không?
Khi người dùng yêu cầu trang web, máy chủ gần nhất với người dùng sẽ trả về trang web, làm giảm thời gian truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và máy tính của người dùng so với các trang web động.
3.2 SEO tốt hơn
Các công cụ tìm kiếm đánh giá website dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: tốc độ tải trang, cấu trúc trang, nội dung, độ truyền tải, các từ khóa, backlink…
Trong đó, tốc độ tải trang nhanh là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, vậy nên các trang web tĩnh có tốc độ tải trang nhanh hơn sẽ được xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng lưu lượng truy cập và nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn, thậm chí điều này còn giúp nâng cao doanh số đối với các trang thương mại điện tử.
3.3 Dễ dàng quản lý và triển khai
Các trang web được tạo ra bằng cách sử dụng mã nguồn từ trình tạo trang tĩnh, thường được viết bằng HTML, CSS và JavaScript. Do đó, nội dung trang web sẽ không thay đổi và phụ thuộc vào dữ liệu được tạo ra tại thời điểm truy cập của người dùng. Bằng cách này, việc quản lý và triển khai trang web tĩnh trở nên đơn giản hơn so với trang web động.
Các trang web này thường được lưu trữ trên các hệ thống quản lý phiên bản, như Git hoặc SVN, giúp việc quản lý mã nguồn trở nên dễ dàng hơn, các thay đổi trong mã nguồn có thể được theo dõi và kiểm soát, và có thể lưu lại các phiên bản trước đó của trang web để phục hồi khi cần thiết.
Bên cạnh đó, khi triển khai các trang web tĩnh, các nhà phát triển có thể sử dụng các công cụ tự động hóa như: Netlify, Vercel, để triển khai trang web một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả.
3.4 An toàn hơn
Các trang tĩnh được lưu và phân phối từ các CDN. Do đó, chúng không có liên kết đến các cơ sở dữ liệu hoặc tệp lưu trữ trên máy chủ, cung cấp ít lỗ hổng bảo mật trên website hơn.
Trong khi đó, các trang web động thường phải truy vấn đến các cơ sở dữ liệu hoặc các hệ thống khác để lấy thông tin, tạo ra nội dung và trả về kết quả cho người dùng. Điều này làm tăng khả năng bị tấn công vào các điểm yếu trong các cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống mà trang web động sử dụng.

Trang web tĩnh là gì? Trang web tĩnh có bảo mật tốt không?
Ngoài ra, các trang web tĩnh thường được xây dựng trên các mô hình an toàn và được cập nhật thường xuyên để giảm thiểu rủi ro an ninh. Ví dụ, các trang web tĩnh có thể được xây dựng trên cơ sở dữ liệu được mã hóa để bảo vệ thông tin của người dùng, và các tệp được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính an toàn.
Bài viết liên quan
Bài viết mới