Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm

phanhao

Member
gemgem
Tham gia
18/03/2025
Bài viết
160
Được Like
0
Coin
0
Points
800
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật. Đối với các nhà phát triển phần mềm, kiểm thử không chỉ là phát hiện lỗi mà còn là một bước quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giới thiệu chi tiết về khái niệm, vai trò, các loại kiểm thử và quy trình thực hiện kiểm thử phần mềm.
Kiem-thu-phan-mem-la-gi.png



Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm (Software Testing) là quá trình đánh giá một phần mềm nhằm xác định xem nó có hoạt động đúng như kỳ vọng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra, phân tích, quan sát và đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của sản phẩm như chức năng, bảo mật, tính tương thích và độ ổn định trong các môi trường sử dụng khác nhau. Mục tiêu chính của kiểm thử là phát hiện và khắc phục các lỗi phát sinh trước khi phần mềm được phát hành chính thức đến người dùng.

Tuy nhiên, kiểm thử phần mềm không chỉ đơn thuần là tìm ra lỗi mà còn giúp các nhà phát triển đảm bảo phần mềm có hiệu suất tốt, bảo mật cao và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Hiện nay, có 3 phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến bao gồm:

- Kiểm thử hộp trắng (white box testing): Người kiểm thử (tester) kiểm tra thuật toán, cấu trúc code bên trong của sản phẩm. Trong đó, tester có quyền truy cập vào mã nguồn để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các phần bên trong của hệ thống.

- Kiểm thử hộp đen (black box testing): Phương pháp kiểm tra này trái ngược với kiểm thử hộp trắng. Trong đó, tester chỉ kiểm tra dựa trên đầu vào và đầu ra của chương trình mà không cần quan tâm mã bên trong được viết như thế nào.

- Kiểm thử hộp xám (gray box testing): Đây là sự kết hợp giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng, nơi người kiểm thử có thông tin hạn chế về cấu trúc bên trong của hệ thống nhưng vẫn tiến hành kiểm tra chức năng dựa trên các yêu cầu cụ thể.

Vai trò của kiểm thử phần mềm

images


Kiểm thử phần mềm đóng vai trò thiết yếu trong quy trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm trước khi ra mắt. Trong đó, những vai trò chính của kiểm thử phần mềm bao gồm:

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Kiểm thử phần mềm đảm bảo rằng phần mềm hoàn thành đáp ứng được các mục tiêu về kỹ thuật và chức năng. Qua quá trình kiểm tra toàn diện, các lỗi hoặc khiếm khuyết trong phần mềm sẽ được phát hiện và sửa chữa, từ đó cải thiện tính ổn định của sản phẩm, ngăn ngừa các vấn đề có thể phát sinh sau khi phần mềm được triển khai thực tế.

- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Việc phát hiện lỗi và sự cố sớm trong quá trình phát triển sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể so với việc khắc phục lỗi khi phần mềm đã đi vào hoạt động.

- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Phần mềm được kiểm thử kỹ lưỡng sẽ mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà, tránh các sự cố gián đoạn trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, trải nghiệm tốt cũng gia tăng khả năng giữ chân khách hàng và thu hút người dùng mới cho doanh nghiệp.

- Tăng cường bảo mật: Quá trình kiểm thử giúp phát hiện các lỗ hổng bảo mật và các điểm yếu trong phần mềm, từ đó khắc phục và tăng cường khả năng phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng.

Kiểm thử chức năng (Functional testing)

Kiểm thử chức năng là quá trình xác minh xem hệ thống có hoạt động đúng theo các yêu cầu nghiệp vụ đã được đặt ra hay không. Phương pháp này thường được thực hiện theo hai hướng: dựa trên yêu cầu (requirements-based) và dựa trên quy trình nghiệp vụ (business – process – based).

Đối với kiểm thử dựa trên yêu cầu, các yêu cầu được sắp xếp theo mức độ ưu tiên dựa trên tiêu chí rủi ro, nhằm đảm bảo các phần quan trọng nhất của hệ thống sẽ được kiểm thử kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, kiểm thử dựa trên quy trình nghiệp vụ sẽ hoạt động dựa vào kiến thức về quy trình nghiệp vụ để tạo ra các kịch bản kiểm thử. Các quy trình nghiệp vụ thường mô tả các hoạt động hàng ngày của hệ thống. Ví dụ, trong một hệ thống quản lý đơn hàng, quy trình nghiệp vụ có thể là: khách hàng đặt hàng, hệ thống xử lý đơn hàng, sau đó đơn hàng được giao, và cuối cùng khách hàng xác nhận nhận hàng. Từ những quy trình này, ta có thể tạo ra các kịch bản kiểm thử mô phỏng các tình huống thực tế mà người dùng sẽ trải qua.

Ngoài ra, kiểm thử chức năng còn được chia nhỏ thành các loại:

- Kiểm thử đơn vị (Unit testing)

- Smoke Testing

- Sanity Testing

- Kiểm thử giao diện (Interface testing)

- Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

- Kiểm thử hệ thống (System testing)

- Kiểm thử hồi quy (Regression testing)

- Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Kiểm thử phi chức năng (Non-functional testing)

Kiểm thử phi chức năng tập trung vào các yếu tố như hiệu suất, tính bảo mật, khả năng mở rộng, khả năng tương thích và tính ổn định của phần mềm. Loại kiểm thử này giúp đánh giá các thuộc tính quan trọng nhưng không liên quan trực tiếp đến chức năng phần mềm.

Ngoài ra, kiểm thử phi chức năng cũng bao gồm nhiều loại như sau:

- Kiểm thử độ ổn định (Stability testing): Xác định liệu phần mềm có thể duy trì hoạt động ổn định trong khoảng thời gian dài hay không.

- Kiểm thử khả năng chịu tải (Load testing): Đánh giá cách hệ thống hoạt động khi phải xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng, giúp xác định ngưỡng mà phần mềm có thể hoạt động mà không gặp vấn đề.

- Kiểm thử áp lực (Stress testing): Xem xét hiệu suất của hệ thống khi phải làm việc dưới áp lực hoặc vượt quá mức tải dự kiến.

- Kiểm thử tính khả dụng (Usability testing): Kiểm tra mức độ thân thiện với người dùng của sản phẩm, đảm bảo người dùng có trải nghiệm dễ dàng và hiệu quả khi sử dụng phần mềm.

- Kiểm thử bảo trì (Maintainability testing): Đánh giá khả năng phần mềm có thể được sửa chữa, cải tiến và kiểm tra lại sau khi được thay đổi hoặc cập nhật.

- Kiểm thử độ tin cậy (Reliability testing): Sử dụng các công cụ để phát hiện và loại bỏ lỗi, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trước khi triển khai.

- Kiểm thử tính tương thích (Portability testing): Đánh giá khả năng của phần mềm trong việc chuyển đổi hoặc triển khai trên các môi trường khác nhau, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả.
 
Top Bottom