Perl là gì?

phanhao

Member
gemgem
Tham gia
18/03/2025
Bài viết
160
Được Like
0
Coin
0
Points
800
Perl (Practical Extraction and Reporting Language – Ngôn ngữ kết xuất và báo cáo thực dụng), được giới thiệu lần đầu vào năm 1987 bởi Larry Wall. Ban đầu thì Perl được thiết kế chuyên dùng cho mục đích soạn thảo văn bản. Nhưng hiện nay ứng dụng của nó đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như: quản trị hệ thống Linux, lập trình mạng, phát triển web,…

perl-la-gi.png


Perl là gì?

Máy tính chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng một chuỗi các số nhị phân 0 và 1, và con người dường như không thể giao tiếp với máy bằng ngôn ngữ này được. Perl là một ngôn ngữ sử dụng các phần tử ngôn ngữ tự nhiên, vì vậy con người có thể dễ dàng giao tiếp với máy hơn. Vì vậy Perl cũng được gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Tuy nhiên, máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ bậc cao, vì vậy ta cần một công cụ phiên dịch thành ngôn ngữ cấp thấp để máy tính có thể hiểu. Interpreter (trình thông dịch) chính là phần mềm có khả năng chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ bậc thấp và thực thi các câu lệnh có trong chương trình này. Cũng vì lý do này mà ngôn ngữ Perl được gọi là ngôn ngữ lập trình thông dịch.

Perl được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Sức mạnh của Perl được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến phát triển web. Ngoài ra, Perl cũng được dùng để tự động hoá nhiều tác vụ trong web server, tự khởi tạo email, dọn dẹp hệ thống,… Và tất nhiên cũng không thể bỏ qua mục đích sử dụng ban đầu của Perl: kết xuất dữ liệu và khởi tạo báo cáo dựa trên lượng tài nguyên sử dụng, kiểm tra vấn đề bảo mật trong mạng.

Cũng vì tính đa năng và các đặc điểm của mình, Perl đã và đang là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trong phát triển web, mạng và tin sinh học. Đặc biệt hơn, Perl thậm chí còn có thể được dùng để lập trình CGI, tạo và thực hiện các thao tác với hình ảnh, networking qua telnet, FTP, tạo GUI,…

Bên cạnh đó, Perl cũng được dùng để triển khai các chương trình hướng đối tượng, hỗ trợ mọi dạng kế thừa (kế thừa đơn, kế thừa đa cấp, kế thừa dạng kim cương), có tính đa hình và đóng gói. Ngôn ngữ này cũng cung cấp nhiều module để developer có thể viết và sử dụng code viết bằng Python, PHP, PDL, TCL, Octave, Java, C, C++, Basic, Ruby and Lua.

perl-de-lam-gi.png


Lý do sử dụng Perl là gì?

Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình có khả năng thực hiện những điều vừa kể đến ở phần trên, vậy tại sao chúng ta lại cần đến Perl?

vi-sao-can-su-dung-perl.png


Vì sao cần sử dụng Perl?

Trước tiên, Perl rất dễ học, đặc biệt là với những ai đã có kiến thức nền tảng về lập trình. Ngôn ngữ này được thiết kế để con người có thể dễ dàng đọc hiểu, đồng thời máy tính cũng có thể xử lý thuận tiện hơn. Ngoài ra Perl cũng hỗ trợ biểu thức chính quy (regular expression), cú pháp và ngữ pháp linh hoạt.

Thứ hai, Perl có tính di động rất cao và có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào (hay còn gọi là không phụ thuộc vào platform). Mọi hệ điều hành dựa trên Linux đều đi kèm sẵn Perl nên người dùng Linux sẽ không cần phải cài đặt ngôn ngữ này nữa.

Và cuối cùng, Perl có khả năng xử lý các tác vụ nhỏ dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Dưới đây là một ví dụ về đoạn code Hello World cho ngôn ngữ lập trình này:

Copy

#!/usr/bin/perl

print "Hello, world!";

Chỉ với hai dòng code đơn giản là ta đã có được chương trình Perl đầu tiên của mình, rất dễ đúng không nào?

Bên cạnh đó, Perl cũng vô cùng phổ biến trong lĩnh vực phát triển web. Hầu hết mọi thứ diễn ra trên web đều là văn bản, và Perl thì lại vô cùng xuất sắc trong việc xử lý và chỉnh sửa văn bản. Do đó đây có thể được xem là ngôn ngữ tốt nhất cho mục đích xử lý file, văn bản và kết xuất báo cáo.

Ưu và nhược điểm của Perl là gì?

Ưu điểm


  • Khả năng xử lý văn bản và phân tích cú pháp rất tốt.
  • Ngôn ngữ thông dịch, khả năng thực thi nhanh và không cần compile script Perl.
  • Đơn giản, dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ thư viện CPAN.
  • Có thể dùng để phát triển web cho hầu hết các cổng thanh toán.
  • Được ứng dụng trong tự động hoá và kiểm tra hầu hết các lĩnh vực liên quan đến mạng hay lưu trữ.
Nhược điểm

  • Ít hỗ trợ GUI.
  • Cần phải làm việc với các module thư viện phức tạp.
  • Cần thực hành nhiều để hiểu các Pattern phức tạp.
 
Top Bottom