Với định hướng đào tạo chuyên sâu kết hợp rèn luyện kỹ năng toàn diện, UEF luôn khuyến khích sinh viên đầu tư cho các môn học mang tính ứng dụng cao. Trong đó, học phần Project Design là điểm nhấn nổi bật, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và phát huy sự sáng tạo trong từng dự án.
Tiếp nối tinh thần đó, chiều ngày 8/4, Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án UEF đã tổ chức phiên công bố poster học phần PD2 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.
Sự kiện là dịp để các bạn sinh viên thể hiện khả năng tư duy thiết kế hiện đại gắn với giá trị văn hóa bản địa, mang đến góc nhìn trẻ trung cho những sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc.
Buổi công bố poster môn học PD2 diễn ra với 32 dự án xuất sắc được trưng bày
Buổi công bố có sự tham dự của TS. Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng lịch sử TP.HCM, ông Phan Văn Hải - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần SBBE. Về phía UEF có ThS. Lê Dũng - Trưởng Phòng Đào tạo, ThS. Nguyễn Xuân Hưng - Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án, ThS. Hà Lê Thu Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án.
Đại diện UEF trao thư cảm ơn đến các khách mời
Mở đầu chương trình, ThS. Nguyễn Xuân Hưng gửi lời chúc mừng đến các nhóm sinh viên đã hoàn thành học phần Project Design 2. Thầy ghi nhận sự nỗ lực và tinh thần nghiêm túc trong từng bước thực hiện dự án. Việc lựa chọn đề tài xoay quanh các sản phẩm truyền thống cho thấy sự chủ động kết nối kiến thức chuyên môn với thực tiễn văn hóa, đồng thời thể hiện trách nhiệm của sinh viên trong việc lan tỏa giá trị bản địa.
Tiếp đó, TS. Hoàng Anh Tuấn bày tỏ sự ấn tượng với những ý tưởng độc đáo được trình bày trong phiên công bố. Theo ông, việc sinh viên UEF khai thác chất liệu văn hóa truyền thống trong các dự án học thuật là tín hiệu tích cực, góp phần nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và bản sắc văn hóa trong thế hệ trẻ. Ông cũng khuyến khích các bạn tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng ứng dụng thực tiễn, hướng tới các giá trị bền vững và có khả năng lan tỏa ra cộng đồng.
ThS. Nguyễn Xuân Hưng phát biểu mở đầu phiên công bố
TS. Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng lịch sử TP.HCM nhấn mạnh sự đóng góp của các ý tưởng đối với sản phẩm truyền thống
Phiên công bố học kỳ này quy tụ 32 poster tiêu biểu được chọn lọc từ hơn 90 dự án sáng tạo đến từ các nhóm sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau tại UEF. Mỗi sản phẩm là một góc nhìn riêng, phản ánh sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu văn hóa truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại. Các poster không chỉ là sản phẩm trực quan mà còn ẩn chứa câu chuyện thương hiệu và thông điệp bảo tồn văn hóa được các nhóm xây dựng bằng sự sáng tạo và tâm huyết.
Tại sự kiện, UEFers đã chia sẻ chi tiết về hành trình nghiên cứu, phát triển ý tưởng và đưa ra các đề xuất thiết kế cho những sản phẩm quen thuộc như: trà, gốm sứ, tranh dân gian, áo dài, bánh cổ truyền, nón lá,… Mỗi sản phẩm mang một cách tiếp cận riêng, được thể hiện qua thiết kế đồ họa bắt mắt và kế hoạch truyền thông rõ ràng, cho thấy sự đầu tư bài bản trong từng chi tiết.
Các poster ấn tượng được trưng bày mang đến không gian học thuật sáng tạo cho sinh viên
Các vị khách mời sau khi tham quan khu vực trưng bày và lắng nghe phần trình bày của sinh viên đều đánh giá cao sự chỉn chu trong cả nội dung lẫn hình thức. Thành quả đó là minh chứng cho nỗ lực học tập nghiêm túc của sinh viên cùng sự đồng hành, hướng dẫn tận tâm từ đội ngũ giảng viên tại trung tâm. Các chủ đề được khai thác cũng đa dạng, tạo nên bức tranh sinh động về tiềm năng đổi mới sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm truyền thống địa phương.
Thông qua những nhận xét, đánh giá công tâm của thầy, cô và các khách mời chuyên gia, show đã tìm ra được 6 poster xuất sắc nhất, bao gồm:
- Clearflow - Xanh hóa ngành nước mắm truyền thống
- Khu công nghiệp thủ công
- Mini Gong Kit
- Làng tôi sống
- Thanh âm tài tử - Bản sắc vững bền
- Tangerine’s home x Citrabio.
Phiên công bố khép lại với nhiều cảm xúc và dấu ấn sáng tạo đáng nhớ. Những ý tưởng thiết kế vừa gần gũi vừa mới mẻ đã cho thấy cách sinh viên UEF nhìn nhận, phát triển các giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Đây cũng là dịp để các bạn tự tin thể hiện năng lực, chủ động kết nối kiến thức với thực tiễn, sẵn sàng cho những bước tiến dài hơn trong hành trình học tập và sáng tạo phía trước.
TT.TT-TT
Tiếp nối tinh thần đó, chiều ngày 8/4, Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án UEF đã tổ chức phiên công bố poster học phần PD2 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.
Sự kiện là dịp để các bạn sinh viên thể hiện khả năng tư duy thiết kế hiện đại gắn với giá trị văn hóa bản địa, mang đến góc nhìn trẻ trung cho những sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc.
Buổi công bố poster môn học PD2 diễn ra với 32 dự án xuất sắc được trưng bày
Buổi công bố có sự tham dự của TS. Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng lịch sử TP.HCM, ông Phan Văn Hải - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần SBBE. Về phía UEF có ThS. Lê Dũng - Trưởng Phòng Đào tạo, ThS. Nguyễn Xuân Hưng - Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án, ThS. Hà Lê Thu Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo thiết kế dự án.
Đại diện UEF trao thư cảm ơn đến các khách mời
Mở đầu chương trình, ThS. Nguyễn Xuân Hưng gửi lời chúc mừng đến các nhóm sinh viên đã hoàn thành học phần Project Design 2. Thầy ghi nhận sự nỗ lực và tinh thần nghiêm túc trong từng bước thực hiện dự án. Việc lựa chọn đề tài xoay quanh các sản phẩm truyền thống cho thấy sự chủ động kết nối kiến thức chuyên môn với thực tiễn văn hóa, đồng thời thể hiện trách nhiệm của sinh viên trong việc lan tỏa giá trị bản địa.
Tiếp đó, TS. Hoàng Anh Tuấn bày tỏ sự ấn tượng với những ý tưởng độc đáo được trình bày trong phiên công bố. Theo ông, việc sinh viên UEF khai thác chất liệu văn hóa truyền thống trong các dự án học thuật là tín hiệu tích cực, góp phần nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và bản sắc văn hóa trong thế hệ trẻ. Ông cũng khuyến khích các bạn tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng ứng dụng thực tiễn, hướng tới các giá trị bền vững và có khả năng lan tỏa ra cộng đồng.
ThS. Nguyễn Xuân Hưng phát biểu mở đầu phiên công bố
TS. Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng lịch sử TP.HCM nhấn mạnh sự đóng góp của các ý tưởng đối với sản phẩm truyền thống
Phiên công bố học kỳ này quy tụ 32 poster tiêu biểu được chọn lọc từ hơn 90 dự án sáng tạo đến từ các nhóm sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau tại UEF. Mỗi sản phẩm là một góc nhìn riêng, phản ánh sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu văn hóa truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại. Các poster không chỉ là sản phẩm trực quan mà còn ẩn chứa câu chuyện thương hiệu và thông điệp bảo tồn văn hóa được các nhóm xây dựng bằng sự sáng tạo và tâm huyết.
Tại sự kiện, UEFers đã chia sẻ chi tiết về hành trình nghiên cứu, phát triển ý tưởng và đưa ra các đề xuất thiết kế cho những sản phẩm quen thuộc như: trà, gốm sứ, tranh dân gian, áo dài, bánh cổ truyền, nón lá,… Mỗi sản phẩm mang một cách tiếp cận riêng, được thể hiện qua thiết kế đồ họa bắt mắt và kế hoạch truyền thông rõ ràng, cho thấy sự đầu tư bài bản trong từng chi tiết.
Các poster ấn tượng được trưng bày mang đến không gian học thuật sáng tạo cho sinh viên
Các vị khách mời sau khi tham quan khu vực trưng bày và lắng nghe phần trình bày của sinh viên đều đánh giá cao sự chỉn chu trong cả nội dung lẫn hình thức. Thành quả đó là minh chứng cho nỗ lực học tập nghiêm túc của sinh viên cùng sự đồng hành, hướng dẫn tận tâm từ đội ngũ giảng viên tại trung tâm. Các chủ đề được khai thác cũng đa dạng, tạo nên bức tranh sinh động về tiềm năng đổi mới sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm truyền thống địa phương.
Thông qua những nhận xét, đánh giá công tâm của thầy, cô và các khách mời chuyên gia, show đã tìm ra được 6 poster xuất sắc nhất, bao gồm:
- Clearflow - Xanh hóa ngành nước mắm truyền thống
- Khu công nghiệp thủ công
- Mini Gong Kit
- Làng tôi sống
- Thanh âm tài tử - Bản sắc vững bền
- Tangerine’s home x Citrabio.
Phiên công bố khép lại với nhiều cảm xúc và dấu ấn sáng tạo đáng nhớ. Những ý tưởng thiết kế vừa gần gũi vừa mới mẻ đã cho thấy cách sinh viên UEF nhìn nhận, phát triển các giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Đây cũng là dịp để các bạn tự tin thể hiện năng lực, chủ động kết nối kiến thức với thực tiễn, sẵn sàng cho những bước tiến dài hơn trong hành trình học tập và sáng tạo phía trước.
TT.TT-TT
Đính kèm
Bài viết liên quan
Bài viết mới