Sự kiện quốc tế DETCACI 2025: Tôn vinh bản sắc văn hóa châu Á trong lĩnh vực thiết kế

Vũ Huy

New member
gem
Tham gia
04/04/2025
Bài viết
31
Được Like
1
Coin
10
Points
143
image

Trong hai ngày 27-28/03/2025, hội thảo khoa học và cuộc thi thiết kế quốc tế với chủ đề “Thiết kế trong bối cảnh công nghệ phát triển: Tôn vinh bản sắc văn hóa châu Á” đã chính thức diễn ra tại Trường Đại học Văn Lang. Sự kiện do Khoa Mỹ thuật & Thiết kế phối hợp với Viện Hàn lâm Văn hóa Châu Á tổ chức; quy tụ chuyên gia từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

TS. Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Văn Lang - khẳng định: “Văn Lang cam kết lan tỏa giá trị nhân văn thông qua giáo dục và nghiên cứu. Chúng tôi hướng đến trở thành trung tâm kết nối văn hóa Việt Nam, khuyến khích sáng tạo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống”. TS. Võ Văn Tuấn cũng chia sẻ niềm tự hào khi Khoa Mỹ thuật & Thiết kế được QS World University Rankings 2025 xếp hạng top 51-100 thế giới về lĩnh vực Nghệ thuật Trình diễn và top 101-150 lĩnh vực Thiết kế. Sự kiện DETCACI 2025 là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của cộng đồng học thuật, thúc đẩy hợp tác quốc tế và tạo ra những tác động tích cực.

large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_e_4157adbb92.JPG

TS. Võ Văn Tuấn phát biểu khai mạc sự kiện.

Ông Chun Hong Duck - Đại diện Viện Hàn lâm Văn hóa Châu Á - bày tỏ niềm vinh dự khi đồng hành cùng sự kiện và gửi lời cảm ơn đến Văn Lang vì sự hợp tác ý nghĩa: “Sự kiện này đã trở thành nền tảng mạnh mẽ để các nghệ sĩ trẻ thể hiện tài năng và góc nhìn văn hóa. Những thiết kế không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn kết nối các nền văn hóa, truyền cảm hứng sáng tạo”.

Sau lễ khai mạc, Ban Tổ chức bắt đầu đánh giá tác phẩm dự thi từ cuộc thi thiết kế DETCACI 2025. Sân chơi học thuật này được phát động vào tháng 01/2025 và thu hút 67 bài thi từ sinh viên khối ngành thiết kế trong và ngoài nước. Thí sinh có cơ hội thực hành nghiên cứu văn hóa và ứng dụng sáng tạo vào các đồ án, nâng cao khả năng trình bày ý tưởng phù hợp với phương pháp đánh giá của hội đồng giám khảo quốc tế. Đạt điểm số xuất sắc, bài dự thi “Hương Bench” của bạn Mai Phi Hùng (sinh viên ngành Thiết kế Nội thất Trường Đại học Văn Lang) giành giải Quán quân, thể hiện năng lực và tư duy thiết kế của sinh viên Văn Lang tiệm cận chuẩn quốc tế.

large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_b_888afefded.JPG


large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_c_4854ab3d36.JPG


Hội thảo quốc tế DETCACI 2025 diễn ra vào ngày 28/03/2025, quy tụ 17 báo cáo từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên và học viên cao học. Các đề tài chú trọng nghiên cứu kết hợp bản sắc văn hóa từng địa phương, quốc gia đồng thời thúc đẩy tính bền vững và hỗ trợ cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để giảng viên và học viên cao học của Khoa Mỹ thuật & Thiết kế giao lưu quốc tế và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khai thác các giá trị di sản ứng dụng vào các thiết kế mới. Sinh viên Văn Lang vinh dự tham gia buổi học đặc biệt chất lượng với 05 bài giảng đại chúng do giảng viên các trường đại học nhiều quốc gia giảng dạy.

Thông qua đề tài “Line Forest Park Design in Seoul, Korea”, GS. TS. Chun Hyun Jin - Giảng viên Trường Nghệ thuật, Đại học Hàng không & Vũ trụ Nam Kinh (Trung Quốc), Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Văn hóa Châu Á - nhấn mạnh thiết kế hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phù hợp với văn hóa người dùng. Với định hướng tái tạo các khu vực xung quanh đường sắt, dự án triển khai nhiều mô hình với đa dạng tính năng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và nâng cao tính bền vững.

large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_f_f2a2e482ff.JPG

GS. TS. Chun Hyun Jin chia sẻ tham luận “Line Forest Park Design in Seoul, Korea”
PGS. Rittirong Chutapruttikorn - cựu Trưởng Khoa Kiến trúc, Đại học Bangkok (Thái Lan) giới thiệu về dự án “Trung tâm mẹ và bé tại trại cải tạo phụ nữ trung ương Klong Prem”. Từ kết quả khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng thành công các phòng chức năng, hỗ trợ những phạm nhân có em bé, đồng thời phân tích sơ bộ về dự án nghiên cứu và thiết kế lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_g_210901564c.JPG

Đề tài “Justice Space Design: How Design Improves People’s Lives” của PGS. Rittirong Chutapruttikorn
Chia sẻ về cách các nghệ sĩ và nhà thiết kế trẻ Việt Nam tạo tác động tích cực về bản sắc văn hóa, TS. Hồ Thị Thanh Nhàn - Giảng viên Khoa Mỹ thuật & Thiết kế Trường Đại học Văn Lang - đưa ra nhiều ví dụ về tinh thần đổi mới sáng tạo trong nghệ thuật. Qua đó, diễn giả chứng minh khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ góp phần làm giàu đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, việc hình thành bản sắc văn hóa gắn liền với 04 nhóm: thế giới quan, giá trị cốt lõi, ký ức tập thể và tâm lý quốc gia. Từ đây, TS. Hồ Thị Thanh Nhàn nhắn nhủ sinh viên cần rèn giũa giá trị bản thân, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tìm kiếm ý tưởng mới lạ từ văn hóa gia đình - xã hội.
large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_l_2e69c3da07.JPG

TS. Hồ Thị Thanh Nhàn giới thiệu đề tài “How Young Vietnamese Artists and Designers Make Their Impact Matter on Society’s Perception of Asian Cultural Identities".
Bàn luận chuyên sâu về thiết kế Foodscape, TS. Zhao Luoman - Giảng viên Trường Nghệ thuật, Đại học Hàng không & Vũ trụ Nam Kinh (Trung Quốc) - cho biết đây là giải pháp dựa trên thiên nhiên, ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và hỗ trợ sản xuất lương thực, giảm thiểu biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Đặc biệt, việc đo lường loại hình nông nghiệp đô thị nên dựa điều kiện, nhu cầu, khả năng cung cấp và cung ứng nông nghiệp. TS. Zhao Luoman cũng khuyến cáo cần cân nhắc chất lượng đất, tài nguyên nước, hiệu ứng đảo nhiệt và chất thải hữu cơ.
large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_m_f18a4afaca.JPG

Báo cáo “Foodscape Design As A Nature-based Solution” của TS. Zhao Luoman
Dẫn chứng các số liệu cụ thể, theo ông Ray March Syahadat - Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Cảnh quan Châu Á - giá trị kinh tế của ngành du lịch Indonesia rất tiềm năng. Trên cơ sở đó, việc lan tỏa giá trị văn hóa, di sản trong thiết kế khách sạn, khu nghỉ dưỡng cần dựa trên các yếu tố: hoa văn, âm thanh, mùi hương, nghệ thuật trang trí… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chủ động nắm bắt tâm lý khách hàng nhằm mang đến những trải nghiệm chất lượng.
large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_k_a4c0195bfc.JPG

Ông Ray March Syahadat trình bày đề tài “How Indonesia Implements Its Culture and Heritage in Hotel and Resort Design: A Case Study".
DETCACI 2025 là diễn đàn học thuật sôi động, nơi các chuyên gia và nhà thiết kế chia sẻ góc nhìn về bản sắc văn hóa châu Á trong thiết kế. Sự kiện khẳng định tinh thần hợp tác quốc tế và vai trò của thiết kế trong việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống. Đây còn là cầu nối giúp sinh viên, giảng viên Văn Lang cập nhật kiến thức chuyên môn và trau dồi kỹ năng thiết kế sáng tạo bền vững.
large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_thumbnail_a9fc33acc8.JPG
large_vlu_su_kien_quoc_te_detcaci_2025_ton_vinh_ban_sac_van_hoa_chau_a_trong_linh_vuc_thiet_ke_i_c76df95fd5.JPG
 
Top Bottom