Tính tiếp cận (Accessibility) là một chủ đề nóng hổi trong thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design). Tại sao tính tiếp cận lại quan trọng đến vậy? Làm cách nào để thiết kế một sản phẩm đáp ứng cho mọi đối tượng người dùng, bao gồm cả người khuyết tật? Cùng mình tìm hiểu sơ lược về chủ đề này nhé!
1. Tính tiếp cận là gì?
Tại các quốc gia như Mỹ, Canada và một số nước Châu Âu hiện nay, các điều luật về tính tiếp cận đều được áp dụng. Theo Thạc sĩ ngành UX Design Thu Nguyễn (đang công tác và làm việc tại Canada), khi thiết kế các sản phẩm cho khách hàng, bao gồm cửa hàng và trang web online, các công ty trên 50 thành viên tại bang Ontario đều phải đạt được level AA trong WCAG (Web Content Accessibility Guidelines), WCAG là một bộ tiêu chuẩn trong xây dựng website, được tổ chức W3C đưa ra nhằm xác định cách làm nội dung web dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật. Nếu không tuân thủ theo luật, các công ty sẽ bị phạt nặng. Như vậy, kiến thức về tính tiếp cận là vô cùng quan trọng đối với các UX designer hay web developer tại các nước phát triển hiện nay.
Vậy tính tiếp cận là gì? Tính tiếp cận kỹ thuật số là khả năng truy cập được của một ứng dụng, trang web hoặc phần mềm đối với những người bị khuyết tật về mặt thị giác, thính giác, nhận thức hoặc các chức năng vận động của họ. Sản phẩm có tính tiếp cận (Accessibility) là sản phẩm có thể phục vụ cả người khỏe mạnh và người người khiếm khuyết. Ví dụ, một sản phẩm có tính tiếp cận đã rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta là chiếc thang máy. Thang máy có thể đáp ứng cho cả người khỏe mạnh lẫn người ngồi xe lăn.
2. Tại sao tính tiếp cận lại quan trọng?
2.1. Vì quy định
Như mình đã đề cập ở trên, các nước phát triển đều áp dụng luật tiếp cận WCAG trong thiết kế sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty tại Việt Nam và các nước đang phát triển nếu muốn bán phần mềm cho các nước phát triển, họ đều cần phải tuân thủ các quy tắc về tính tiếp cận của sản phẩm.
2.2. Vì tiềm năng doanh thu
Nếu sản phẩm của bạn có tính tiếp cận, nó sẽ có thể chạm tới thị trường có người khiếm khuyết. Theo UNICEF Việt Nam, nước ta có gần 12 triệu người khuyết tật trên 2 tuổi - chiếm hơn 7% dân số, con số này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số. Điều này đã cho thấy nếu sản phẩm sản xuất ra tiếp cận được tới nhóm người khiếm khuyết, các doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ có được một nguồn doanh thu tiềm năng, thu hút được nhóm người này sử dụng sản phẩm của mình.
2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế
Theo Số liệu từ Điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam công bố tháng 1/2019 của Tổng cục Thống kê, "khoảng 40% người khuyết tật ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, nhưng chỉ có 30% trong số đó có việc làm tương đối ổn định. Như vậy, cả nước còn 2 triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm". Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chỉ ra rằng Việt Nam có nguy cơ mất 3% GDP do không tận dụng người khuyết tật có khả năng lao động trong thị trường lao động.
1. Tính tiếp cận là gì?

Tại các quốc gia như Mỹ, Canada và một số nước Châu Âu hiện nay, các điều luật về tính tiếp cận đều được áp dụng. Theo Thạc sĩ ngành UX Design Thu Nguyễn (đang công tác và làm việc tại Canada), khi thiết kế các sản phẩm cho khách hàng, bao gồm cửa hàng và trang web online, các công ty trên 50 thành viên tại bang Ontario đều phải đạt được level AA trong WCAG (Web Content Accessibility Guidelines), WCAG là một bộ tiêu chuẩn trong xây dựng website, được tổ chức W3C đưa ra nhằm xác định cách làm nội dung web dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật. Nếu không tuân thủ theo luật, các công ty sẽ bị phạt nặng. Như vậy, kiến thức về tính tiếp cận là vô cùng quan trọng đối với các UX designer hay web developer tại các nước phát triển hiện nay.

Vậy tính tiếp cận là gì? Tính tiếp cận kỹ thuật số là khả năng truy cập được của một ứng dụng, trang web hoặc phần mềm đối với những người bị khuyết tật về mặt thị giác, thính giác, nhận thức hoặc các chức năng vận động của họ. Sản phẩm có tính tiếp cận (Accessibility) là sản phẩm có thể phục vụ cả người khỏe mạnh và người người khiếm khuyết. Ví dụ, một sản phẩm có tính tiếp cận đã rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta là chiếc thang máy. Thang máy có thể đáp ứng cho cả người khỏe mạnh lẫn người ngồi xe lăn.
2. Tại sao tính tiếp cận lại quan trọng?
2.1. Vì quy định
Như mình đã đề cập ở trên, các nước phát triển đều áp dụng luật tiếp cận WCAG trong thiết kế sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty tại Việt Nam và các nước đang phát triển nếu muốn bán phần mềm cho các nước phát triển, họ đều cần phải tuân thủ các quy tắc về tính tiếp cận của sản phẩm.
2.2. Vì tiềm năng doanh thu
Nếu sản phẩm của bạn có tính tiếp cận, nó sẽ có thể chạm tới thị trường có người khiếm khuyết. Theo UNICEF Việt Nam, nước ta có gần 12 triệu người khuyết tật trên 2 tuổi - chiếm hơn 7% dân số, con số này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số. Điều này đã cho thấy nếu sản phẩm sản xuất ra tiếp cận được tới nhóm người khiếm khuyết, các doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ có được một nguồn doanh thu tiềm năng, thu hút được nhóm người này sử dụng sản phẩm của mình.
2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế
Theo Số liệu từ Điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam công bố tháng 1/2019 của Tổng cục Thống kê, "khoảng 40% người khuyết tật ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, nhưng chỉ có 30% trong số đó có việc làm tương đối ổn định. Như vậy, cả nước còn 2 triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm". Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chỉ ra rằng Việt Nam có nguy cơ mất 3% GDP do không tận dụng người khuyết tật có khả năng lao động trong thị trường lao động.
Bài viết liên quan
Bài viết mới